Công ty sản xuất là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam với đặc điểm là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc duy trì hoạt động của công ty sản xuất thường gặp nhiều khó khăn do số lượng người lao động thường là rất lớn. Điều này đòi hỏi người sử dụng lao động phải thận trọng trong việc soạn thảo mẫu nội quy công ty sản xuất, vì một khi để xung đột lợi ích xảy ra sẽ rất khó để thỏa hiệp với người lao động.
Bài viết dưới đây, Luật sư DFC chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những lưu ý trong nội quy của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp cho bạn mẫu nội quy công ty sản xuất mới nhất để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng.
Nội quy công ty sản xuất là văn bản do người đứng đầu công ty sản xuất ban hành quy định về quy tắc ứng xử mà người lao động bắt buộc phải tuân theo khi tiến hành làm việc tại doanh nghiệp, đồng thời quy định về các chế tài kỷ luật đối với những hành vi vi phạm của người lao động.
Bên cạnh đó mẫu nội quy công ty sản xuất có thể chứa đựng các nội dung điều chỉnh hành vi của cá nhân không phải nhân viên của công ty nhưng có có lý do phải xuất hiện trong phạm vi, khu vực chịu sự quản lý của công ty. Ví dụ như tại trụ sở công ty, chi nhánh công ty…. Nội quy công ty thường được treo tại những nơi dễ quan sát như trước cửa ra vào.
Do công ty sản xuất thường có số lượng người lao động là lao động phổ thông, lao động tay chân chiếm đa số, bên cạnh đó đặc điểm hoạt động của công ty phải gắn chặt với tư liệu sản xuất phải có tính riêng biệt với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Do đó khi ban hành nội quy lao động người sử dụng tối thiểu phải thể hiện được những quy định sau:
Nội dung chi tiết các quy định trên phải không được trái với quy định của pháp luật cũng như quy tắc ứng xử đạo đức, xã hội, tập quán tại nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở công ty. Ngoài ra các điều khoản trong mẫu nội quy công ty sản xuất trước khi được ban hành phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở sản xuất.
Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty mới nhất năm 2020
Dưới đây là mẫu nội quy công ty sản xuất mà đội ngũ tư vấn Công ty Luật DFC cung cấp để bạn đọc có có thể tham khảo và sử dụng trong thực tiễn
MẪU NỘI QUY CÔNG TY SẢN XUẤT
1. Giờ làm việc
- Đi làm đúng giờ quy định: Sáng: 7h30 đến 12h
Chiều: 13h đến 17h30’
Nếu có tăng ca: Tối: 18h15 đến 21h.
Đi làm trễ hoặc về sớm 2 lần = 1 BKĐ ( Bản kiểm điểm)
- Thời gian làm việc trong ngày:
+ Một tuần làm 6 ngày từ thứ 2 à thứ 7
+ Nếu công việc cấp bách, cần hàng gấp: công ty điều động tăng ca thì phải thực hiện tăng ca.
+ Một tháng chỉ được nghỉ phép 1 ngày.
+ Nghỉ phép phải viết đơn xin phép trước 03 ngày và phải được BGĐ cho phép thì mới được nghỉ.
- Nghỉ không phép, tự ý nghỉ: vi phạm = 1 BKĐ.
- Nếu muốn thôi việc thì phải viết đơn xin nghỉ trước tối thiểu 1 tuần. Đơn được xem xét chấp thuận cho nghỉ vào ngày nào thì nghỉ vào ngày đó và sẽ được thông báo ngày giờ nhận lương.
- Nếu tự ý thôi việc, nhân viên sẽ không được nhận lương của những ngày làm việc vừa qua.
2. Tác phong
- Luôn mặc quần áo tươm tất, ủi thẳng khi đi làm.
- Nghiêm túc trong khi làm việc.
- Không tụ tập, nói chuyện, đùa giỡn trong xưởng.
- Không ăn vặt trong giờ làm việc.
- Không cãi nhau xích mích giữa các nhân viên, nói xấu nhân viên khác, nói xấu cấp trên, lãnh đạo.
- Không có hàng vi gian lận, tham lam.
- Không sử dụng điện thoại cho việc riêng trong giờ làm việc.
- Không được để người lạ vào xưởng.
- Thái độ tuyệt đối lễ phép.
Vi phạm 1 lần = 1 BKĐ.
3. Vệ sinh
- Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ tại chỗ làm việc của mình để tránh tình trạng hàng hóa bị dơ bẩn.
- Cuối tuần phải tổng vệ sinh vào cuối ngày thứ 7 hàng tuần.
- Cẩn thận với những vật dụng sắc, nhọn để tránh làm hư quần áo.
- Bảo quản hàng hóa thật tốt, luôn đặt ở vị trí khô ráo, không ẩm ướt, không có gián, chuột, côn trùng…
Vi phạm 1 lần = 1 BKĐ.
4. Bảo quản tài sản
- Luôn bảo quản những vật dụng làm việc 1 cách tốt nhất.
- Tránh gây mất tài sản của công ty.
- Kiểm tra những vật dụng hàng ngày thuộc quyền quản lý của mình.
- Báo cáo những sự mất mát, vỡ, gẫy những vật dụng sắp hư hoặc hết hạn sử dụng.
- Không bao giờ để BGĐ phát hiện ra vật đó hư mất.
- Coi tài sản đó như tài sản của mình.
- Khi có ai mượn bất cứ vật dụng gì đều phải ghi vào sổ, ký tên rõ ràng.
- Không cố tình làm hư tài sản của công ty.
- Không mang tài sản của công ty ra khỏi xưởng khi chưa có sự cho phép của quản lý hoặc của BGĐ.
- Những vật dụng đã hết hoặc trang bị thêm, cần phải trình lại vật dụng cũ rồi mới được cấp vật dụng mới.
Vi phạm 1 lần = 1 BKĐ.
Những trường hợp gian dối, tham lam, lợi dụng công ty, vụ lợi cá nhân, vi phạm 1 lần = đuổi việc vô điều kiện
5. Giữ gìn bí mật công ty
- Không được đem bất cứ mẫu mã nào của công ty ra khỏi xưởng.
- Không được tiết lộ thông tin của xưởng ra ngoài.
Vi phạm 1 lần = 2 BKĐ.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào không rõ về mẫu nội quy công ty sản xuất hoặc các vấn đề pháp lý khác có thể liên hệ tới liên hệ qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công