Luật sự DFC tư vấn luật tai nạn giao thông gây chết người

Luật Sư: Lê Minh Công

11:16 - 14/11/2019

Khi tham gia giao thông gây ra tai nạn thì bị xử lý như thế nào? Những trường hợp gây tai nạn giao thông nào không bị truy tố hình sự? Hay ngược lại, những trường hợp gây tai nạn giao thông nào đủ yếu tố cấu thành tội phạm và nếu vậy thì khung hình phạt cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây của Công ty Luật DFC sẽ làm rõ cho bạn đọc nội dung xung quanh vấn đề luật tai nạn giao thông đường bộ

1. Tư vấn luật giao thông đường bộ

Văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh, quy định về việc tham gia giao thông đang có hiệu lực pháp luật là Luật hình sự về giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018 (có hiệu lực từ 1/1/2019). Theo đó, Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; hạ tầng giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Trong đó, liên quan đến vấn đề gây ra tại nạn giao thông, thì về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, chức khi xảy ra tai nạn giao thông được quy định tại Điều 38 Luật này, cụ thể là:

Người điều khiển phương tiện và người trực tiếp tham gia vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây.

  • Dừng xe ngay lập tức; giữ hiện trường; cung cấp sơ cứu cho nạn nhân và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan cảnh sát đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương và phải được đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa đi cấp cứu hoặc do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải báo cáo cho cơ quan cảnh sát gần nhất ngay lập tức.
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho các cơ quan có thẩm quyền.

Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm sau đây.

  • Bảo vệ hiện trường;
  • Giúp đỡ và giải cứu kịp thời nạn nhân;
  • Thông báo ngay cho cơ quan cảnh sát, cơ quan y tế hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất;
  • Bảo vệ tài sản của nạn nhân;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Tài xế của một phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm vận chuyển nạn nhân đến phòng cấp cứu. Xe ưu tiên và xe chở người được hưởng các đặc quyền và quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự không bắt buộc phải tuân thủ Điều khoản này.

Để hiểu rõ hơn quy định của Luật tai nạn giao thông đường bộ, cũng như để được tư vấn giúp giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, tư vấn luật tai nạn giao thông, bạn đọc có thể gọi đến Tổng đài số 1900 6512nhấn phím 3 của Công ty Luật DFC để được tư vấn miễn phí; hoặc đặt lịch hẹn gặp trực tiếp tại văn phòng của DFC hay địa chỉ cụ thể do khách hàng lựa chọn.

2. Trường hợp gây tai nạn giao thông bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Gây tai nạn giao thông (minh họa)

Tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định cụ thể Mục 1 Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (từ Điều 260 đến Điều 284) của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như:

  • Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
  • Tội cản trở giao thông đường bộ
  • Tội đưa vào sử dụng phương tiện gia thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn
  • Tội tổ chức đua xe trái phép
  • Tội đua xe trái phép
  • Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
  • Tội cản trở giao thông đường sắt
  • Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
  • Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
  • Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
  • Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt….

Về cơ bản, khi gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh cụ thể nêu trên, cụ thể thỏa mãn các dấu hiệu chung như sau:

  • Chủ thể: Từ đủ 16 tuổi trở lên (trừ Tội đua xe trái phép và Tổ chức đua xe trái phép thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; căn cứ Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017); có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ (khả năng nhận thức, điều khiển hành vi…)
  • Mặt chủ quan: Có lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ
  • Khách thể: Xâm phạm quyền được an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản khi tham gia giao thông
  • Mặt khách quan: Đa số có hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm (thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản…)

Về hình phạt, nhìn chung đối với hành vi gây tai nạn giao thông thường xử phạt như sau:

  • Hình phạt chính: thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn.
  • Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy từng trường hợp tham gia giao thông gây tai nạn nhất định để xác định có căn cứ để cấu thành tội phạm hay không. Do tội phạm chỉ là những hành vi được quy định cụ thể trong BLHS, vì thế, cần đối chiếu vào từng tội danh cụ thể tại Mục 1 Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (từ Điều 260 đến Điều 284) của Bộ luật hình sự tai nạn giao thông năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xác định đó là tội phạm hay không, nếu có thì là tội gì và khung hình phạt ra sao. Phân tích trên chỉ là những dấu hiệu chung nhất để nhận định ban đầu trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Đồng thời, cần lưu ý rằng, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi gây tai nạn giao thông chết người còn có thể chịu trách nhiệm dân sự, cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 584 Bộ luật dân sự 2015).

3. Những trường hợp gây tai nạn giao thông không bị truy cứu hình sự

Dưới đây là các trường hợp gây tai nạn giao thông không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Không đến mức bị xem xét trách nhiệm hình sự (hậu quả không nghiêm trọng ...)
  • Thuộc vào loại miễn trách nhiệm hình sự.
  • Sự kiện bất ngờ: Các trường hợp không thể thấy trước hoặc không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của các hành vi đó. Đó là, vụ tai nạn xảy ra là hoàn toàn bất ngờ, không có lỗi.
  • Không có khả năng chịu trách nhiệm hình sự: Trong trường hợp tai nạn trong khi bị bệnh tâm thần, một bệnh khác mất khả năng nhận thức hoặc kiểm soát hành vi của chính mình.
  • Phòng vệ chính đáng: Hành vi của những người bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ, lợi ích hoặc lợi ích khác của Nhà nước, cơ quan hoặc tổ chức, những người nhất thiết phải chống lại những người đang thực hiện hành vi xâm phạm vi phạm các lợi ích nói trên.
  • Tình huống khẩn cấp: Đó là tình huống của một người muốn tránh gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan hoặc tổ chức mà không có lựa chọn nào khác. gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại nên được ngăn chặn.

Kết luận: Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu, làm rõ cho quý khách những vấn đề cơ bản nhất xung quanh vấn đề tai nạn giao thông, cách xử lý, có hay không chịu trách nhiệm hình sự hay không.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý khách. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn Luật Giao thông đường bộ hoặc các lĩnh vực pháp luật khác thì vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 của Công ty Luật DFC, đội ngũ Luật sư sẽ giải đáp cho quý khách.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.