Mức xử phạt và yếu tố cấu thành tội vu khống bôi nhọ danh dư người khác

Notice (8): Undefined index: User [APP/tmp/smarty/compile/b6cc6a4ed05b1c37994cb2311fd556d6de3e7247_0.file.detail_new.tpl.php, line 85]

16:54 - 05/11/2019

Tội vu khống bị xử phạt như thế nàoMỗi người sinh ra đều hình thành những phẩm giá riêng biệt của họ, nó đánh dấu những điểm cơ bản chứng minh sự hiện diện, tồn tại của cá nhân đó trong xã hội. Trong thực tế có những vụ việc mà cá nhân bị người khác tác động làm ảnh hưởng đến phẩm giá, danh dự, nhân phẩm , thuật ngữ “ gắp lửa bỏ tay người ” có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta, vậy pháp luật Việt Nam có những chế tài nào đối với hành vi này. Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn hiểu dõ về tội vu khống cá nhân trong bộ luật hình sự.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để được tư vấn 1 cách tốt nhất

Tìm hiểu thêm:

1. Tội vu khống bôi nhọ danh dư người khác được cấu thành như thế nào ?

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác là các thành tố cơ bản được pháp luật hình sự bảo vệ.

Tội vu khống bôi nhọ danh dư người khác được cấu thành như thế nào?

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện thông qua các hành vi sau :

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều mà người này biết chắc chắn rằng sai sự thật. Ở đây có thể hiểu là người phạm tội bịa ra, xuyên tạc những thông tin không chính xác hoặc biết rõ là sự việc không có thật nhưng vẫn phổ biến rộng rãi đến mọi người 
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Trong trường hợp này có thể hiểu là người phạm tội bịa ra thông tin về người khác thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS mặc dù biết rõ là người đó không phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
  • Mục đích: Nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác hoặc ảnh hưởng, gây thiệt hại đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

  • Tội phạm thực hiện hoàn toàn với lỗi cố ý

Chủ thể của tội phạm

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự

2. Tội vu khống bị xử phạt như thế nào, tội vu khống phạt bao nhiêu năm tù

Tội vụ không bị xử phạt như thế nào, tội vu khống phạt bao nhiêu năm tù là câu hỏi của rất nhiếu bạn đọc khi gọi điện đến tổng đài của DFC, mức hình phạt cho tội vu khống tố cáo sai sự thật hiện nay đang được chia thành 3 khung hình phạt như sau:

Khung hình phạt tại khoản 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng , phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nếu đáp ứng đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản đã trình bày ở mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Khung hình phạt tại khoản 2: Buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức 
  • Lợi dụng việc đảm nhiệm các chức vụ, quyền hạn 
  • Đối với nhiều người ( Có thể hiểu là từ 02 người trở lên )
  • Đối với những người là ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người thực hiện hành vi phạm tội 

Khung hình phạt tại khoản 3: Buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây ra sự rối loạn về tâm thần và hành vi của người bị hại mà tính toán được tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân tìm đến cái chết, tự sát.

Hình phạt bổ sung có quy định tại khoản 4: Ngoài việc phải chấp hành các hình phạt chính nêu trên căn cứ vào từng trường hợp thực tiễn cụ thể người phạm tội còn có thể phại chịu thêm các hình phạt khác như: phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

3. Các bước khởi kiện tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác

Để xác định được người đó có phạm tội vu khống cho người khác hay không thì cần căn cứ vào hành vi khách quan trong mặt khách quan của tội phạm này. Với tội vu khống thì được cấu thành thông qua hai hành vi cơ bản đó là 

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều mà người này biết chắc chắn rằng sai sự thật
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ngoài ra lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rõ được là người khác không thực hiện hành vi phạm tội mà vẫn tố giác họ trước cơ quan có thẩm quyền. 

Các bước để thực hiện việc tố cáo, khởi kiện tội vu khống:

  • Bước 1: Thực hiện việc chuẩn bị mẫu đơn tố cáo tiến hành lập văn bản theo đúng quy định của pháp luật về hình thức đơn tố cáo.
  • Bước 2: Tiến hành nộp đơn đến Cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc làm việc, lao động. Khi gửi đơn thì người làm đơn phải giao nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc người khác có hành vi vu khống nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của bạn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn, cho thấy thực tế rằng danh dự nhân phẩm, uy tín của bạn đang bị xâm hại, đe dọa. 
  • Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Cơ quan công an sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ, điều tra và giải quyết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn khỏ sự xâm hại và đe dọa.

Ngoài việc nộp đơn tố cáo cho Cơ quan công an, trong trường hợp cần thiết người bị hại cũng có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để Tòa án thụ lý, xem xét và giải quyết để bảo về quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người bị xâm hại.

Nhìn nhận trên thực tế thì tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, nhân phẩm của người khác thông qua việc bịa đặt, loan truyền những thông tin sai sự thật diễn ra rất phổ biến thế nhưng việc khép họ và Tội vu khống là vô cùng khó khăn ngoài những chứng cứ thì còn phụ thuộc vào mức độ bị xâm hại của danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân đó. Để hiểu rõ hơn cũng như chi tiết hơn về tội danh này mời bạn đọc liên hệ qua hotline 19006512 để được trực tiếp gặp Luật sư DFC.

Xin chân thành cảm ơn !