Quy Định Của Tội Tiền Giả Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 2015

Luật Sư: Lê Minh Công

16:41 - 14/11/2019

Vấn đề làm hàng giả là vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội, là đối tượng điều chỉnh trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì các tội về làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành hàng giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội làm tiền giả là một trong những tội như vậy? Vậy tội tiền giả là gì? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Công ty  Luật DFC sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay sau đây:

I. Căn cứ pháp lý quy định tội tiền giả

Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội;

Căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017 số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội.

II. Nội dung tư vấn tội tiền giả

Tội tiền giả là gì?

1. Tội tiền giả là tội gì? Quy định của tội tiền giả trong Bộ luật Hình sự năm 2015?

Tiền giả là khái niệm để chỉ một loại tiền giống với tiền thật nhưng không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hay nói cách khác là việc sản xuất và lưu thông tiền giả là trái pháp luật.

Tội tiền giả quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là một tội ghép với tên gọi đầy đủ là “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả" (Điều 207):

"Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. Cấu thành tội tiền giả

Một người sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tội phạm cụ thể được ghi trong Bộ luật Hình sự 2015 nếu người đó đáp ứng đầy đủ các thành phần cấu thành tội phạm hình sự. Như vậy, một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong bình luận tội tiền giả như sau:

2.1. Về mặt khách thể của tội tiền giả

Tội này xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ. Hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội của đất nước như phá giá đồng tiền, gây lạm phát… dẫn đến trật tự chính trị - xã hội không ổn định.

2.2. Về mặt khách quan của tội tiền giả

Tội tiền giả này được thực hiện từ một trong các hành vi sau đây.

  • Đối với tội làm tiền giả: thể hiện thông qua các hành vi in, vẽ, tạo bản sao hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này như tiền thật, séc thật, trái phiếu chính hãng để khiến người khác phải suy nghĩ tưởng nó là thật.
  • Đối với việc tàng trữ tiền giả: thể hiện trong hành vi lưu trữ các đối tượng này (một cách bất hợp pháp) dưới mọi hình thức.
  • Đối với việc vận chuyển tiền giả: thể hiện thông qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này sang nơi khác bằng mọi phương tiện (sông, đường, không khí ...) bằng mọi phương tiện (như tàu, xe và máy bay bay).
  • Đối với việc lưu hành tiền giả: thể hiện thông qua hành vi đưa tiền giả, séc giả, trái phiếu giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi ... (chẳng hạn như sử dụng tiền để mua hàng hóa ...).

Mục đích của việc làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu thông tiền giả là để thu lợi bất chính.

2.3. Về mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội tiền giả 2015 là Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả được thực hiện với lỗi cố ý.

2.4. Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là một chủ thể đặc biệt. Người đó chỉ cần đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

3. khung hình phạt tội tiền giả

Khung hình phạt tội tiền giả này bao gồm 05 khung hình phạt bao gồm 04 khung hình phạt và 01 hình phạt bố sung, cụ thể như sau:

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Người nào làm, tàng trưc, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 03 đến 07 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Với cấu thành tội phạm tăng nặng ở Khoản 2 là phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; bên cạnh những cấu thành tội phạm cơ bản ở Khoản 1 Điều này thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 đến 12 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Với trị giá số tiền giả tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Người chuẩn bị phạm tội này thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
  • Ngoài ra, Khoản 5 của Điều luật này quy định hình phạt bổ sung thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu tài sản (toàn bộ hoặc một phần).

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Trân trọng!

Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật hình sự miễn phí có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để đươc tư vấn 1 cách cụ thể nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.