Yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Luật Sư: Lê Minh Công

10:17 - 05/12/2019

Trong thực tiễn hiện nay các tội phạm về chức vụ đang diễn ra tương đối phổ biến với những hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Trong nhóm tội phạm này thì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh chiếm tỷ lệ cao nhất cũng như thường xuyên xảy ra nhất trong xã hội. Vậy thì cấu thành của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý ra sao? Bài viết này của Luật sư DFC sẽ giúp bạn phần nào giải đáp những thắc mắc về tội danh này.

1. Yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng  

Hành vi thiếu trách nhiệm trên cơ sở pháp lý được hiểu theo nghĩa cơ bản là việc không thực hiện hoặc thực hiện một cách không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được phân công, được giao của người có Chức vụ, quyền hạn.

Yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Gây hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại được dựa trên cơ sở đánh giá là nghiêm trọng về tài sản, vật chất hoặc tinh thần, thiệt hại về uy tín, danh dự nhân phẩm, tài sản của cơ quan Nhà nước, của tổ chức và cá nhân,…

a) Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

b) Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện ở hành vi thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ nhiệm vụ được phân công, được bàn giao. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của người đảm nhận chức vụ quyền hạn được thể hiện như: Vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý Nhà nước,….

Hành vi thiếu trách nhiệm trong thực tế không hề giống nhau nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được phân công và tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể khi hậu quả xảy ra, cấu thành tội phạm quy định tại Điều 360 BLHS là cấu thành tội phạm có tính chất chung . 

Trong các trường hợp một người thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thỏa mãn cấu thành tội phạm khác thì phải truy cứu TNHS về tội đó.Ví dụ: Ông A có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước do lơ là nên ông A để hư hỏng tài sản của Nhà nước 150.000.000 triệu đồng như vậy ông A sẽ phải chịu TNHS về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo Điều 179 BLHS.

Hậu quả do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra có thể là những tổn thất về tài sản,uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân thậm chí còn có thể gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và một số thiệt hại phi vật chất khác.

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý

d) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS ngoài những yếu tố cơ bản về chủ thể của tội phạm thì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn phải đáp ứng thêm điều kiện là người phạm tội phải là người đảm nhận các chức vụ quyền hạn mà cơ quan Nhà nước, tổ chức,… giao cho.

2. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bi xử lý ra sao ?

Căn cứ Điều 360 của BLHS có quy định về hình phạt về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm trừ trường hợp quy định tại các Điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp:
  • Gây hậu quả chết người
  • Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác 61% trở lên
  • Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho 02 người từ 61% đến 121%
  • Gây thiệt hại về tài sản mà giá trị tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  • Gây thiệt hại tính mạng 02 người
  • Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho 02 người từ 122% đến 200%
  • Gây thiệt hại về tài sản mà giá trị tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  • Gây thiệt hại tính mạng 03 người trở lên
  • Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho 03 người từ 201% trở lên
  • Gây thiệt hại về tài sản mà giá trị tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  • Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Những vấn đề về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên thực tế diễn ra rất phổ biến, với độ phức tạp tương đối cao vì chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt. Vậy để hiểu rõ hơn cũng như đánh giá , định tội một cách chính xác nhất mời bạn đọc liên hệ tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 19006512 để được tư vấn chi tiết nhất từ Luật sư DFC.

Xin chân thành cảm ơn !

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.