Tội cho vay nặng lãi là gì và khung hình phạt tội cho vay nặng lãi

Luật Sư: Lê Minh Công

10:15 - 08/10/2019

Lời mở đầu: Tội cho vay nặng lãi là gì, hình thức ra sao? Khung hình phạt của tội cho vay nặng lãi hiện nay như thế nào? Và vấn đề làm đơn tố cáo cho tội cho vay nặng lãi cần chú ý những nội dung gì?  Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích và làm rõ cho bạn đọc các vấn đề xoay quanh nội dung này. 

Tìm hiểu thêm:

1. Tội cho vay nặng lãi là gì? 

Tội cho vay nặng lãi theo bộ luật hình sự 2015, căn cứ theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:

 “1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…” 

Cụ thể, ta đi phân tích các yếu tố cấu thành của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

  • Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi)
  • Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
  • Khách thể: Xâm phạm về quản lý trong lĩnh vực tài chính
  • Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng thể hiện ở một trong các hành vi sau:

Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản vay tiền, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, mức lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS ở đây là từ 100%/năm trở lên.

Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng này hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

2. Hình thức cho vay nặng lãi

Hình thức cho vay nặng lãi thường được thể hiện qua hợp đồng, giấy tờ ghi nhận, theo đó, người đi vay cung cấp các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, sổ hộ khẩu… và kí xác nhận vào giấy vay tiền. 

3. Xử lý tội cho vay nặng lãi như thế nào

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự sẽ bị cấu thành tội cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính tội cho vay nặng lãi từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc mức án cho tội cho vay nặng lãi phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì xử lý hành chính tội cho vay nặng lãi từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cầm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Như vậy, trên đây là khung hình phạt của tội cho vay nặng lãi theo bộ luật hình sự 2015, để xác định được mức hình phạt cụ thể, thì cần căn cứ vào nhân thân người phạm tội, cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

4. Đơn tố cáo tội cho vay lãi nặng

Trong trường hợp muốn tố cáo hành vi phạm tội cho vay lãi nặng, chúng ta có thể trực tiếp đến trình báo hoặc làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra công an huyện hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước khác (viện kiểm sát, ủy ban nhân dân,…) 

Đối với trường hợp làm đơn tố cáo tội cho vay lãi nặng, bạn đọc tham khảo mẫu sau:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******

ĐƠN TỐ CÁO

Tôi là:....................................................................................

CMND/CCCD số:....................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi cho vay lãi nặng với nội dung cụ thể như sau:

....................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

Tôi làm đơn tố cáo này mong cơ quan vào cuộc giải quyết vụ việc. Tôi xin cảm ơn!

…., Ngày… tháng…. Năm….

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

5. Dịch vụ tư vấn và trực tiếp cử luật sư tham gia bào chữa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp

Nếu có bất kỳ những khó khăn, vướng mắc nào liên quan đến lĩnh vực luật hình sự nói chung và cụ thể ở đây là về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nói riêng, bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài số 1900 6512 của Công ty luật DFC, nhấn phím 3 để được luật sư tư vấn luật hình sự miễn phí, tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn đọc muốn tìm kiếm luật sư chuyên nghiệp, uy tín trực tiếp tham gia làm người bào chữa, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, luật sư DFC sẵn sàng đồng hành cùng bạn đọc.

Lời kết: Như vậy, bài viết trên đây đã chỉ ra cho bạn đọc những vấn đề cơ bản nhất về tội cho vay nặng lãi. Mong bài viết giúp ích phần nào cho bạn đọc trong tháo mắc khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.