Quyền sử dụng đất theo điều 100 Luật Đất đai 2013

Luật Sư: Lê Minh Công

10:41 - 15/01/2020

Có thể thấy rằng, quyền sử dụng đất là một loại tài sản quan trọng, là vấn đề được không ít người quan tâm tìm hiểu. Xuất phát từ điều này, bài viết dưới đây xin đi phân tích và làm rõ cho bạn đọc vấn đề về quyền sử dụng đất; làm rõ Điều 100 Luật đất đai 2013 về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đồng thời làm sáng tỏ nội dung về sổ mục kê đất đai, một trong những căn cứ để cấp giấy chứng nhận theo luật quyền sử dụng đất. Mong bài viết phần nào giúp ích cho bạn đọc!

quyền sử dụng đất

I. Quyền sử dụng đất 

  • Trước tiên, ta cần hiểu rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu; đồng thời, dựa trên những quy định pháp luật cụ thể, Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể đủ điều kiện, trở thành người sử dụng đất, và được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Quyền sử dụng đất như vậy là quyền của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận sử dụng đất (người sử dụng đất). Cụ thể hơn, người có quyền sử dụng đất được phép khai thác, sử dụng đất đúng theo mục đích sử dụng và không vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong các lĩnh vực khác liên quan nói riêng;
  • Đồng thời, quyền sử dụng đất có thể bao gồm quyền được tặng cho, chuyển nhượng … hoặc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến quyền sử dụng đất.        

II. Điều 100 Luật đất đai 2013 về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

Có thể thấy rằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ quan trọng, có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Do đó, tại Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định rõ ràng về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Điều 100 Luật đất đai 2013 tại khoản 1 quy định về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nếu đảm bảo đất đang sử dụng ổn định và có một trong các loại giấy tờ cụ thể sau:
  • Các loại giấy tờ ghi nhận về quyền sử dụng đất trước 15/10/1993 trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai của cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời trước 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp; hoặc có tên trong các Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính…
  • Các loại giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tặng cho quyên sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh việc giao nhà tình nghĩa hoặc giao nhà tình thương gắn liền với đất
  • Các loại giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước 15/10/1993, kèm theo đó, có sự xác nhận UBND xã nơi có đất việc hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng trước 15/10/1993;  
  • Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ;
  • Điều 100 Luật đất đai 2013 tại khoản 2 quy định về việc nếu hộ gia đình, cá nhân nếu đang sử dụng đất ổn định, không tranh chấp mà có một trong các giấy tờ như đã nêu tại khoản 1 Điều 100 nhưng giấy tờ đó lại đứng tên người khác; kèm theo đó có giấy tờ về việc chuyển quyên sử dụng đất nhưng đến trước 1/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì vẫn được Cấp giấy chứng nhận.
  • Điều 100 Luật đất đai 2013 tại khoản 3 quy định nếu hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Điều 100 Luật đất đai 2013 cũng quy định tại khoản 4 trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ 15/10/1993 đến 1/7/2014 thì được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Cuối cùng, tại khoản 5 Luật đất đai 2013 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư; cụ thể nếu cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đền, miếu…. mà việc sử dụng đất này không có tranh chấp, đồng thời có sự xác nhận của UBND xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư; thì khi đó, cộng đồng dân cư sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

III. Sổ mục kê đất đai

Khái niệm sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai có thể được hiểu là sổ được lập ra để liệt kê các thửa đất và liệt kê cả các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, được xác định theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã. 

Nội dung sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai có nội dung bao gồm: Số thứ tự tờ bản đồ địa chính; Mảnh trích đo địa chính; Số thứ tự của thửa đất; Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; Họ tên của người sử dụng, quản lý đất; Diện tích; và Loại đất.

Hình thức sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai; được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ; đặc biệt, sổ mục kê còn được sao lại để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.  

Ngoài ra, cần lưu ý rằng

Sổ mục kê đất đai được lập theo mẫu cụ thể tại Phụ lục số 15 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT             

Ý nghĩa của sổ mục kê:

Sổ mục kê có thể là căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013.

Như vậy, bài viết trên đây, cơ bản đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc vấn đề về quyền sử dụng đất, đồng thời làm rõ cho bạn đọc vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013 và vấn đề sổ mục kê. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài  tư vấn luật đất đai miễn phí số 19006512 của Công ty luật DFC để được tư vấn, giải đáp, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!

 
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.