Thế nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:50 - 31/12/2019

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là đạo luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự hiện hành ở nước ta. Kế thừa những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 phát triển và ghi nhận ngày càng chi tiết, cụ thể các quy định có liên quan. Một trong những quy định được kế thừa từ Bộ luật Hình sự năm 1999 thì quy định liên quan đến vấn đề phòng vệ chính đáng là quy định tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện. Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi tới Quý bạn đọc về quy định về phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Thế nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Các điều kiện của phòng vệ chính đáng.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nghị quyết số 02 – HĐTP – TANDTC/QĐ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985;
  • Chỉ thị 07-TANDTC/CT năm 1983 về xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Nội dung tư vấn

1. Phòng vệ chính đáng là gì theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 

Thế nào là phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại  Khoản 1 Điều 22 Chương IV của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa dổi bổ sung năm 2017. 

Phòng vệ chính đáng được hiểu là “hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”

2. Thế nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Nếu vượt quá bị xử lý thế nào?

Vượt quá phòng vệ chính đáng là khái niệm để chỉ việc một người có hành vi phòng vệ đối với một hành vi mà xâm hại hoặc đe dọa xâm hại lợi ích một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, phạm vi của sự phòng vệ ở đây do nhiều lý do khác nhau như hành vi xâm hại đã kết thúc và người có hành vi bị xâm hại chống trả một cách không cần thiết. 

Đối với trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về phần vượt quá của mình tủy theo tính chất và mức độ vượt quá của người đó ra sao.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà hậu quả của hành vi vượt quá gây ra đó là khiến người có hành vi xâm hại chết hoặc gây thương tích thì người có hành vi vượt quá ấy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tại Điều 126 (Tội  giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) hoặc Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng).

3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là một trong những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Người thực hiện quyền phòng vệ chính đáng được coi là phòng vệ chính đáng và được loại trừ trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của phòng vệ chính đáng sau đây:

  • Hành vi ấy phải là hành vi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng: quyền và lợi ích chính đáng ấy phải không trái đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc cũng như không trái những quy định của pháp luật hiện hành. Nếu hành vi chống trả ấy không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng thì người ấy không được coi là đang phòng vệ chính đáng;
  • Quyền và lợi ích chính đáng ấy phải là của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Lợi ích chính đáng là những lợi ích liên quan mật thiết đến Nhà nước, các cá nhân và thể nhân khác. Phòng vệ chính đáng không chỉ là quyền được cho phép mà trong một số trường hợp còn được coi là nghĩa vụ và còn được Nhà nước khuyến khích thực hiện;
  • Phải là đang chống trả một hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đang diễn ra và chưa kết thúc: nội dung này nhằm quy định thời gian mà người chống trả hành vi trái pháp luật của người khác một cách chính đáng. Trường hợp người thực hiện hành vi thực hiện sớm hơn thì hành vi ấy được coi là hành vi phòng vệ quá sớm (chưa có hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm lợi ích chính đáng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân) hoặc người thực hiện hành vi thực hiện muộn hơn thì hành vi chống trả ấy được coi là hành vi phòng vệ quá muộn (hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm lợi ích chính đáng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết thúc). Cà phòng vệ tưởng tượng và phòng vệ đều không được coi là phòng vệ chính đáng, theo đó người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội của mình;
  • Hành vi được coi là phòng vệ chính đáng nếu hành vi ấy là chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên: thuật ngữ chống trả một cách “cần thiết” là thuật ngữ được kế thừa ở Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không cần phải đáp trả một cách tương ứng hoặc mức độ chống trả thấp hay cao hơn hành vi trái pháp luật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Chỉ cần việc chống trả cần thiết ấy ở mức chống trả ấy không vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.