Những quy định về mua bán đất mồ mả

Luật Sư: Lê Minh Công

11:16 - 03/03/2020

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân với đại diện chủ sở hữu tối cao thuộc về Nhà nước, đây được coi là nguyên tắc xuyên suốt được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai từ Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và hiện hành là Luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, bên cạnh những quy định được bổ sung và phù hợp với tình hình thực tiễn thì còn có những quy định mơ hồ và khó hiểu liên quan đến vấn đề này. Một trong những vấn đề tồn đọng đó chính là pháp luật có những quy định về đất mồ mảmua đất có mồ mả như thế nào? Sau đây, Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn pháp lý của Công ty Tư vấn Luật DFC qua Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay sau đây:


Những quy định về mua bán đất mồ mả

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Nội dung tư vấn

1. Những quy định về đất mồ mả

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì không có một quy định nào giải thích đất nghĩa trang, đất nghĩa địa là gì. Cụ thể, về việc phân loại đất này thì tại điểm h, Khoản 2, Điều 10 chỉ quy định đất nghĩa trang, đất nghĩa địa chỉ là loại đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, loại đất này không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật mà trên thực tế, mọi người đều ngầm hiểu với nhau đây là đất do cộng đồng quản lý và cùng nhau sử dụng.

Tại điểm l, khoản 3, Mục I của Thông tư số 02/2009/TT – BYT (đã hết hiệu lực thi hành) thì có nói đến nghĩa trang là nơi mai táng tập trung theo các hình thức khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

Mồ mả theo phong tục của người Việt ta thì là nơi an nghỉ nơi chín suối của những bậc tiền bối đã khuất. Do đó, việc bảo vệ mồ mả là nhiệm vụ của những người còn sống. Vì vậy, chẳng hạn khi bạn mua đất có mồ mả - nghĩa là một mảnh đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong diện tích đất lại có mồ mả của người đã khuất thì bạn cần suy nghĩ một cách kỹ càng nhất, trách những vấn đề rủi ro khi đã hoàn thành xong việc mua bán có hiệu lực pháp luật. 

2. Xâm phạm luật đất đai mồ mả có sao không?

Đất mồ mả là đất có ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn với người Việt bởi việc giữ gìn và bảo tồn ấy được coi như là một nhiệm vụ lớn lao. Vì vậy, khi có những hành vi xâm phạm đất mồ mả thì người có hành vi ấy tùy vào tính chất của hành vi có thể phải chịu những chế tài xử lý theo những quy định của pháp luật.

Trước tiên nếu hành vi ấy mang tính chất không đến lỗi phải chịu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi xâm phạm mồ mả ấy sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự, được coi là chi phí hợp lý để khăc phục cũng như hạn chế thiệt hại. Cụ thể, tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hành vi xâm phạm mồ mả này sẽ phải bồi thường thiệt hại cho những người thân thích theo hàng thừa kế của người đã khuất đó và số tiền bồi thường là không quá 10 lần mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật.

Nếu mức độ và tính chất của hành vi ấy có dấu hiệu tội phạm của tội xâm phạm mồ mả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khung hình phạt nặng nhất của tội này là bị phạt tù đến 07 năm.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.