Mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:34 - 21/05/2020

Mua, bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những quyền năng pháp lý của người sử dụng đất theo những quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp nên những tranh chấp liên quan đến việc mua, bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường xuyên xảy ra.

Trong đó, tính pháp lý của việc mua bán đất bằng giấy viết tay là một trong những tranh chấp đất đai điển hình. Vậy, mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Tư vấn Luật DFC thông qua Tổng đài  tư vấn luật đất đai 1900.6512 sẽ giải đáp vấn đề này thông qua một câu hỏi của Quý Khách hàng đã gửi đến tổng đài nội dung như sau:

Tìm hiểu thêm:

Các thủ tục mua bán nhà đất

Câu hỏi tình huống hỏi đáp luật sư:

“Tôi tên là Nguyễn Phúc H (32 tuổi), quê ở tỉnh L. Tôi có một vụ việc xin được Luật sư tư vấn như sau: Vào năm 2017, trước khi thực hiện việc đăng ký kết hôn thì tôi có nhận chuyển nhượng một mảnh đất có diện tích là 124,2m2 có địa chỉ ở đường S, phường N, thành phố L; đứng tên chủ sở dụng trong Sổ đỏ của mảnh đất là anh Hoàng Duy K – người chuyển nhượng mảnh đất trên cho tôi. Thời điểm đó thì tôi và anh K chỉ có lập giấy mua bán đất bằng giấy viết tay cùng biên bản giao – nhận tiền đầy đủ của tôi với anh K. Trong giấy bán đất bằng giấy viết tay, bên cạnh có chữ ký của tôi và anh K còn có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố và chữ ký của một người làm chứng. Tuy nhiên, do không hiểu những quy định của pháp luật nên giấy mua đất bằng giấy viết tay trên đã không được tôi mang ra công chứng tại Ủy ban Nhân dân xã. Sau này tôi tìm hiểu thì được biết, nếu giấy mua bán đất đai viết tay mà không được công chứng có thể là bất hợp pháp. Vậy, Luật sư có thể cho tôi được biết là giấy mua bán đất bằng giấy viết tay của tôi có hợp pháp hay không? Và bây giờ,  mua đất giấy tay có công chứng được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Nội dung tư vấn câu hỏi hỏi đáp luật sư:

Luật sư tư vấn chuyên môn về lĩnh vực đất đai của Công ty Tư vấn Luật DFC đã nhận được câu hỏi tình huống của anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi gắm niềm tin của mình vào Công ty. Và chúng tôi sau đây, xin được tư vấn vấn đề của anh đưa ra như sau:

  • Trước tiên, về quyền nhận chuyển nhượng mua bán đất đai của anh và anh K: theo thông tin anh đã cung cấp ở trên, anh K vào thời điểm chuyển quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 124,2 m2 có địa chỉ như trên cho anh thì anh K là người đứng tên trong Sổ đỏ - tức đứng tên chủ sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì anh K có quyền chuyển nhượng và anh có quyền nhận chuyển nhượng mảnh đất kể trên.
  • Tiếp đó, về tính phát sinh hiệu lực pháp lý của giấy mua bán đất đai viết tay của hai bên: theo quy định Luật Đất đai năm 2013 mà cụ thể tại Khoản 3 Điều 167 thì hợp đồng hoặc văn bản mua. bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì phải thực hiện bắt buộc thủ tục công chứng theo quy định. Điều này dẫn đến giấy viết tay của anh có thể không phát sinh được hiệu lực pháp lý của nó – thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức theo quy định của pháp luật hiện hành do không được công chứng.
  • Tuy nhiên, trường hợp của anh thuộc trường hợp loại trừ giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình thức, bởi theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp một giao dịch dân sự bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng mà một bên hoặc cả hai bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, thì theo yêu cầu của một trong các bên, Tòa án ra phán quyết tuyên hợp đồng đó phát sinh hiệu lực mà không cần thực hiện thủ tục công chứng.
  • Trong trường hợp của anh kể trên, giấy mua bán đất viết tay của anh cùng biên bản giao nhận tiền đầy đủ giữa hai bên có sự xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố và người làm chứng thì theo yêu cầu của anh thì Tòa án sẽ tuyên giấy mua bán đất viết tay này có hiệu lực mà không cần làm thủ tục công chứng.
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.