Quyền nuôi con luôn là một vấn đề thường tranh chấp khi ly hôn. Nếu không giành được quyền đó không có nghĩa là không được thăm con, nếu quyền thăm con bị ngăn cản thì nên làm như thế nào?
Xem thêm: Ly hôn do vợ lo phát triển sự nghiệp chưa muốn sinh con
Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn? - Luật ly hôn 2021
Câu hỏi tư vấn: Kính chào Luật sư DFC tôi có câu hỏi này mong Luật sư tư vấn. Tôi đã ly hôn được 5 năm khi ly hôn tôi không giành được quyền nuôi con với vợ từ đó đến nay tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc gặp đứa trẻ vì cô ấy thường xuyên lấy lý do này, lý do kia để từ chối tôi.
Thậm chí cô ấy tự ý gửi con vào trường nội trú ở FPT, Hòa Lạc mà không hỏi ý kiến của tôi. Hiện tại tôi đang rất khổ tâm rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi phải làm gì.
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi xin tư vấn đến Công ty Luật DFC, với trường hợp này của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ và xin được giải đáp như sau.
Căn cứ pháp lý:
Theo khoản 3, Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ đến thăm nom con mà không chịu sự cản trở. Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cha mẹ vẫn có quyền chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con
Liên hệ với trường hợp của anh như những gì anh cung cấp thì vợ anh trong 5 năm qua đã nhiều lần từ chối cho anh được gặp mặt con của mình. Ngoài ra là tự quyết định việc chuyển trường học cho cháu mà không thông báo với anh như vậy là đã xâm phạm quyền được chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Sau khi nhận định hành vi của vợ anh là trái quy định pháp luật. Điều cần làm bây giờ là anh cần có căn cứ chứng minh cho hành vi này của vợ mình có thể là qua tin nhắn cả hai từng trao đổi hay qua ghi âm cuộc gọi…
Tuy nhiên trong trường hợp này anh phải hết sức lưu ý và tỉnh táo vì vấn đề xác định quyền được chăm sóc, thăm nom, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi đứa trẻ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn.
Lý do cũng nằm ở chính khoản 3 của Điều 82 theo đó vợ của anh người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa hạn chế quyền thăm nom con của anh nếu nhận thấy anh lạm dụng việc thăm nom gây ảnh hưởng đến cách thức thực hiện nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục đứa trẻ của vợ anh.
Khi đó có căn cứ chắc chắn của việc này anh có thể lựa chọn hai hướng giải quyết:
- Thứ nhất, anh có thể trình báo sự việc lên chủ tịch ủy ban dân xã/phường nơi vợ anh cư trú vì theo quy định định của Điều 53, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi ngăn cản cha, mẹ thực hiện quyền thăm nom con cái có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Với mức phạt này thì chủ tịch ủy ban nhân dân xã/phường có thẩm quyền nơi vợ anh cư trú có thẩm quyền xử lý
- Thứ hai, anh có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con của người trực tiếp nuôi dưỡng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014 nếu có 2 căn cứ sau:
- Cha, mẹ thỏa thuận thay đổi người nuôi con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Liên hệ với trường hợp của anh, sẽ rất khó để có thể thỏa thuận trực tiếp với vợ anh về việc thay đổi quyền nuôi đứa trẻ.
Nhưng việc vợ anh gửi con vào trường nội trú có thể coi là một căn cứ chứng tỏ vợ anh không còn đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cháu vì khi xem xét yếu tố để quyết định ai là người có quyền nuôi đứa trẻ Tòa sẽ căn cứ xem cha, mẹ ai là người có nhiều thời gian chăm sóc, ở bên con cái hơn để quyết định ai có quyền nuôi dưỡng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC liên quan đến vấn đề “Khi vợ không cho thăm con sau ly hôn”.
Hy vọng câu trả lời sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho các anh chồng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự như khách hàng trên của chúng tôi. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề vui lòng liên hệ về Tổng đài Tư vấn Luật trực tuyến 19006512 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
LS. Lê Minh Công
Bài viết cùng chủ đề:
Vợ không cho chồng thăm con sau ly hôn thì phải làm thế nào?