Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt không?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:31 - 10/01/2020

Hôn nhân là kết quả nhằm thực hiện một trong những mục đích cao cả là duy trì và phát triển nòi giống cho xã hội, hôn nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Con cái của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong những yếu tố góp phần duy trì mối quan hệ hôn nhân ấy. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Dân số trong lĩnh vực gia đình, y tế và sức khỏe cộng đồng thì hàng giờ có hàng trăm đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước ta luôn có định hướng cho các cặp vợ chồng khi sinh con nên dừng lại ở con số là 02, vậy quy định về sinh người con thứ 03 thì Nhà nước quy định như thế nào? Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt không? Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp luật của Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết sau đây để làm rõ nội dung trên như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Pháp lệnh về Dân số năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;
  • Quy định 05-QĐi/TW 2018 về kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào đảng;
  • Nghị định số 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;
  • Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nội dung tư vấn 

Vấn đề sinh con thứ 3 đã được Nhà nước quy định rõ trong những văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Theo đó, tùy thuộc người sinh con thứ 3 là Đảng viên hoặc không phải Đảng viên sẽ có những quy chế cụ thể điều chỉnh về lĩnh vực này. 

1. Sinh con thứ 3 bị phạt như thế nào khi không phải là Đảng viên

Với người sinh con thứ 3 mà không phải Đảng viên được quy định rõ ràng tại Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 thì người dân được quyền sinh từ 01 đến 02 con trừ những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Như vậy, cả hai vợ chồng hoặc một trong hai bên vợ hoặc chồng không phải là Đảng viên thì nên dừng lại ở việc sinh ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. 

Tại Điều 02 của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số quy định những trường hợp sau đây không được coi là trường hợp vi phạm quy định về sinh con thứ 3 như sau:

  • Vợ và chồng sinh con thứ ba, trường hợp nếu cả hai vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Vợ và chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh 03 cùng một lúc;
  • Vợ và chồng đã có 01 con đẻ và lần sinh đẻ kế tiếp sinh 02 con trở lên;
  • Vợ và chồng sinh con thứ 03 nếu tại thời điểm sinh chỉ có 01 con đẻ còn sống và kể cả con đẻ đã cho trở thành con nuôi;
  • Vợ và chồng sinh con thứ 03, nếu đã có 02 con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền. Được Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
  • Vợ và chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
  • Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Ngoài ra, cũng theo quy định của pháp luật thì ngoài những trường hợp kể trên thì những trường hợp còn lại sẽ thuộc các trường hợp vi phạm quy định về sinh con thứ 03. Tuy nhiên, theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không có một điều khoản nào ghi nhận đến việc xử phạt vấn đề này.

2. Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt không 

Đối với Đảng viên thì vấn đề sinh con thứ 3 có bị phạt không là câu hỏi của rất nhiều bạn người? là một quy định chặt chẽ hơn so với người dân bình thường bởi lẽ nhằm nâng cao trách nhiệm người Đảng viên và thể hiện sự gương mẫu của họ. Vì thế, hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị tại Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì sinh con thứ 3 là vi phạm chính sách về dân số và bị xử lý kỷ luật theo quy định. Cụ thể như sau:

  • Sinh con thứ 03: áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách;
  • Sinh con thứ 03 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 04: áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc bị cách chức (nếu có chức vụ);
  • Sinh con thứ 3, thứ 4 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 5 trở đi: áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.

Tuy nhiên, tương tự như trường hợp người dân sinh con thứ 3 trở lên thì trong những trường hợp sau thì không được coi là trường hợp Đảng viên sinh con thứ 03 được quy định tại Điều 03 của nghị định mới nhất về sinh con thứ 3 05-QĐi/TW 2018 về kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào đảng như sau:

Điều 2. Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

8. Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).

9. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

 Xem thêm: Bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 03

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.