Công ty nợ lương nhân viên, nợ lương công nhân là thực trạng phổ biến trong đời sống xã hội, nhất là trước những biến động bất thường của nền kinh tế như hiện nay càng khiến doanh nghiệp dễ lâm vào tình huống thất thoát doanh thu dẫn đến không đủ chi phí trả lương cho người lao động đúng hạn. Hiểu rõ thực trạng đáng buồn này, Công ty luật DFC chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết khi công ty nợ lương nhân viên, nợ lương công nhân phải làm sao mới có thể đòi lại được quyền lợi cho mình.
Xem thêm: Khi muốn nghỉ việc thì phải nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Dựa trên quy định tại Điều 23, Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động 2012 thì thời hạn trả lương được các bên ấn định vào một ngày cố định trong tháng, người lao động có thể được hưởng lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Theo quy định trên thì người lao động chỉ có hai hình thức nhận tiền lương là nhận một tháng một lần hoặc nhận nửa tháng một lần và phải được trả ngay trong tháng người lao động làm việc. Hình thức trả lương này trên thực tế còn phụ thuộc vào đối tượng công việc mà hai bên trong quan hệ lao động giao kết với nhau, Giả sử, công việc hai bên lựa chọn là công việc trả lương theo giờ hoặc theo, ngày thì sẽ căn cứ vào số giờ hoặc số ngày làm việc để trả gộp số lương được hưởng, hay có những công việc căn cứ để người lao động nhận lương là số lượng sản phẩm họ tạo ra được khi đó tổng số lượng sản phẩm sẽ là căn cứ gộp lại để trả lương. Việc gộp lại này sẽ được trả một lần sau ít nhất 15 ngày hoặc 30 ngày làm việc.
Thời hạn trả lương phải được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động, điều đó có nghĩa ngày nhận lương sẽ được áp dụng cho tất cả lao động.
Căn cứ quy định Điều 96 Bộ luật lao động 2012 người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được nợ lương quá một tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi vào ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả lương.
Nếu công ty nợ lương bạn quá thời gian quy định trên thì bạn có thể chọn hai hình thức giải quyết là khiếu nại và khởi kiện:
Nếu doanh nghiệp nợ lương nhân viên hoặc nợ lương công nhân thì họ thường chọn phương thức khiếu nại. Việc khiếu nại phải được thể hiện qua đơn khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại được quy định chi tiết trong Nghị định số 119/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể khi muốn khiếu nại người lao động cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, việc khiếu nại có thể được thực hiện hai lần, lần đầu tiên người lao động khiếu nại lên ban quản trị doanh nghiệp, nhà máy. Sau đó nếu kết quả giải quyết khiếu nại này không làm hài lòng người lao động họ sẽ gửi đơn khiếu nại lần hai lên Chánh thanh tra lao động trực thuộc Sở lao động - thương binh và xã hội nơi người lao động làm việc.
Thứ hai, trình tự thủ tục khiếu nại:
Bước 1: Người lao động nộp đơn khiếu nại cho chủ thể giải quyết, trong 5 ngày kể từ khi nhận được đơn họ sẽ yêu cầu người khiếu nại cung cấp chứng cứ, chứng minh
Bước 2: Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ tài liệu, người giải quyết khiếu nại phải tiến hành thụ lý nếu là khiếu nại lần đầu thì người thụ lý có trách nhiệm gửi văn bản thông báo thụ lý đến Chánh thanh tra Sở lao động - thương binh, xã hội trên địa bàn và trực tiếp cho người khiếu nại.
Bước 3: Giải quyết khiếu nại trong thời hạn không quá 30 ngày, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì không quá 45 ngày. Đối với vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn thì thời gian tương ứng sẽ là 45 ngày và 60 ngày.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về nợ lương nhân viên, nợ lương công nhân sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trình tự thủ tục giải quyết như sau:
Bước 1: Tiến hành hòa giải trong thời hạn 5 ngày
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện ra Tòa có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua email hay bưu điện. Trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày nhận đơn Tòa án sẽ có thông báo có thụ lý vụ án hay không
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Tòa sau khi nộp biên lai thu tiền và các chứng cứ, tài liệu cần thiết Tòa sẽ ra quyết định thụ lý vụ án cho tất cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 3 ngày
Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét xử vụ án, với những tranh chấp lao động thời hạn sẽ là 2 tháng kể từ ngày ra thông báo thụ lý. Trường hợp phức tạp sẽ được gia hạn nhưng không quá 1 tháng.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho câu hỏi “Công ty nợ lương nhân viên, nợ lương công nhân thì phải làm sao?”, nếu bạn đọc là nhân viên, công nhân đang bị nợ lương mà qua tham khảo bài viết của chúng tôi vẫn còn nhiều khúc mắc có thể gọi điện.
Trên đây là bài viết về vấn đề công ty nợ lương nhân viên, nợ lương công nhân thì phải xử lý thế nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào mời bạn liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6512 để được giải đáp chi tiết. Công ty Luật DFC với kinh nghiệm hơn 15 năm luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những vấn đề của bạn.