Ngày nay, trên các trang mạng điện tử các tờ báo hoặc kênh thông tin có thể dễ dàng đọc được các bài viết về bạo lực gia đình, đặc biệt là các trường hợp vợ ly hôn khi bị chồng bạo hành.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh đập, bạo hành như thế nào?
Ly hôn do chồng thường xuyên đánh đập, bạo hành
Ly hôn vì chồng bạo lực gia đình là việc thường xuyên xảy ra từ trước tới nay. Có nhiều khách hàng đã gửi câu hỏi tới cho Công ty Luật DFC để hỏi về vấn đề ly hôn do bị chồng bạo hành.
Chào Luật sư, tôi muốn ly hôn vì thường xuyên bị chồng đánh đập. Chúng tôi kết hôn được 06 năm và có một con gái 05 tuổi. Trước thì không có vấn đề gì lớn, chồng tôi vẫn chăm chỉ làm ăn. Tuy nhiên một năm gần đây chồng tôi nghiện rượu và thường xuyên đánh đập tôi, nhiều lần khiến cho con gái tôi sợ hãi. Tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp của tôi có đệ đơn ra tòa xin ly hôn được không. Chồng tôi có hành vi bạo lực như này gây ảnh hưởng tới con cái thì tôi muốn ly hôn có được không? Cảm ơn luật sư.
*Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân có mục đích là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Khi mục đích của hôn nhân không đạt được, hai bên có quyền yêu cầu tòa cho ly hôn.
Hành vi của chồng bạn đã vi phạm quyền lợi của vợ chồng, nên bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn. Bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc ly hôn, khi đó hai người sẽ xác nhận ly hôn và thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn.
Bạn chỉ có thể thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn khi hai người thỏa thuận được toàn bộ việc phân chia tài sản và quyền nuôi con. Nếu như có bất cứ tranh chấp gì thì bạn không thể thực hiện thủ tục đó được.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, thuận tình ly hôn được quy định như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được về việc ly hôn, bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, theo quy định tại điều 56, nếu chồng có hành vi bạo lực gia đình thì tòa án sẽ xử cho ly hôn. Để có căn cứ cho yêu cầu ly hôn, bạn cần có chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực của chồng như ảnh, clip, người làm chứng hoặc giám định thương tật của bản thân.
Tòa sẽ căn cứ vào các chứng cứ đó để xử lí yêu cầu ly hôn của bạn. Ngoài ra, việc các bạn yêu cầu chồng ly hôn không tránh khỏi những rủi ro như chồng bạn sẽ làm liều mà có những hành vi bạo lực nghiêm trọng tới bạn hoặc thậm chí là con bạn và người thân trong gia đình. Không ít vụ án hình sự người thân bị đánh đập thậm chí là tử vong do người chồng "làm liều".
Để tránh các rủi ro, bảo vệ mình, người thân và có giải pháp pháp lý tốt nhất giải quyết vấn đề trong gia đình của bạn hãy liên hệ ngay tới chúng tôi.
Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật DFC về câu hỏi ly hôn do chồng bạo hành của khách hàng. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến 1900.6512 để được các Luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công
Bài viết liên quan: