Tranh chấp đất đai thừa kế có yếu tố nước ngoài

Luật Sư: Lê Minh Công

10:46 - 22/05/2020

Quyền thừa kế là quyền hợp pháp của mỗi người. Quá trình phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài thừa kế đất đai đôi khi dẫn đến xung đột giữa những người có quyền và nghĩa vụ.

Theo đó, những hình thức tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài về lĩnh vực đất đai cũng có nhiều dạng phổ biến. Cùng Công ty luật DFC tìm hiểu rõ các vấn đề về thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài này với bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực đất đai là gì?

Việc chia tài sản là đất đai được thừa kế có yếu tố nước ngoài ở đây là: Người để lại tài sản là đất và người được thừa kế số đất đó là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài hoặc là tài sản là đất đó hiện tại đang ở nước ngoài.


Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

2. Quy định thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Cũng tương tự về Luật thừa kế đất đai theo pháp luật được quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài cũng phải dựa theo di chúc của người để lại tài sản. Nếu không có di chúc hoặc di chúc đó không hợp pháp thì tài sản là đất đó sẽ được chia theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài theo di chúc

Về việc phân chia tài sản thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài về lĩnh vực đất đai thì trong Bộ luật Dân sự có quy định như sau:

  • Việc lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân thủ pháp luật của Quốc gia nơi người lập di chúc có Quốc tịch.
  • Hình thức của di chúc phải tuân theo quy định pháp luật của Quốc gia nơi di chúc được lập.

Để giải quyết tranh chấp pháp lý về việc lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của Quốc gia nơi người lập di chúc có Quốc tịch. Luật pháp Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết  khi người lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc là công dân Việt Nam thực hiện và không áp dụng Luật pháp Việt Nam đối với công dân là người nước ngoài.

Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc, Việt Nam áp dụng các nguyên tắc Luật pháp của các quốc gia nơi di chúc được thực hiện. Nếu một công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài, người đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; Nếu một công dân nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam, người đó được yêu cầu phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam về di chúc.

4. Thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài theo pháp luật là trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không được công nhận là hợp lệ. Trong Luật thừa kế, người thụ hưởng (hàng thừa kế), điều kiện và thứ tự thừa kế được quy định bởi pháp luật chứ không phải theo ý muốn của người để lại quyền thừa kế. Nói cách khác, thừa kế đất đai theo pháp luật việc phân chia tài sản đất đai trên cơ sở sự can thiệp của Nhà nước thông qua Luật thừa kế.

Điều 650 BLDS 2015 quy định cụ thể về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

5. Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài về lĩnh vực đất đai

Tranh chấp phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài về lĩnh vực đất đai thường liên quan đến các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, đất đai thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và người quản lý tài sản thừa kế, cụ thể như sau:

  • Tranh chấp hàng thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Tranh chấp nghĩa vụ tài sản về đất do người lập di chúc để lại;
  • Tranh chấp về phân chia đất theo pháp luật;
  • Tranh chấp về giấy chuyển nhượng quyền sở hữu đất, tài sản gắn liền với đất.

5.1 Xác định đối tượng của tranh chấp thừa kế đất đai

Đối tượng của tranh chấp thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài được quy định chung tại khoản 2 điều 663 BLDS 2015:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

5.2 Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài có cần phải hòa giải?

Về quyền thừa kế có yếu tố nước ngoài khi tranh chấp liên quan đến việc "Ai là người có quyền thừa kế sử dụng đất" phải được tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai. Đối với các tranh chấp khác về thừa kế đất đai, tranh chấp về các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì không cần bắt buộc phải hòa giải.

5.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài?

Tranh chấp thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự.

  • Cụ thể, Điều 39 quy định rằng tranh chấp về thừa kế liên quan đến đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh.

5.4 Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài.

5.5 Các trường hợp được giải quyết tại Tòa án, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Biên bản hòa giải;
  • Bằng chứng chứng minh yêu cầu khởi kiện;
  • Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.

Các trường hợp được giải quyết tại Ủy ban Nhân dân, hồ sơ bao gồm:

  • Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Các tài liệu khác.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết, mọi thắc mắc về pháp luật xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được luật sư tư vấn.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.