Các Loại Tội Phạm Kinh Tế Phổ Biến ở Việt Nam

Luật Sư: Lê Minh Công

09:32 - 15/11/2019

Tội phạm kinh tế là gì? Có thể thấy rằng, ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc, mạnh mẽ và đáng tự hào, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, kéo theo đó thì nhiều người mải mê chạy theo đồng tiền mà bất chấp tất cả, thậm chí thực hiện hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật, từ đó dẫn đến tội phạm trong lĩnh vực kinh tế cũng ngày càng tăng. Bài viết dưới đây sẽ đi làm rõ cho bạn đọc khái niệm tội phạm kinh tế là gì và đồng thời chỉ ra, phân tích cho bạn đọc các loại tội phạm kinh tế phổ biến hiện nay. 

I. Tội phạm kinh tế là gì?

Ở đây, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể tội phạm về kinh tế là gì? Tuy nhiên, ta có thể hiểu một cách chung nhất, Tội phạm kinh tế là loại tội phạm xâm phạm sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thông qua các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế.

Trong Bộ luật hình sự có hiệu lực hiện hành (Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi  2017) thì Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định cụ thể tại chương XVIII, từ Điều 188 đến Điều 234 bao gồm "Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế".

II. Các loại tội phạm kinh tế phổ biến

Dưới đây ta đi phân tích kĩ hơn các tội phạm kinh tế hiện nay, bao gồm: Tội buôn lậu (Điều 188); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); Tội trốn thuế (Điều 200). 

1. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm kinh tế phổ biến: 

  • Chủ thể: Chủ thể thực hiện tội phạm kinh tế thường là pháp nhân thương mại Hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên (Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
  • Mặt chủ quan: Đa số là thực hiện bởi lỗi cố ý.
  • Khách thể: Các tội phạm về kinh tế đều xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
  • Mặt khách quan: Thể hiện qua hành vi khách quan của từng tội cụ thể như sau:

Tội buôn lậu: Hành vi khách quan buôn bán trái phép hàng hóa, tiền, ngoại tệ, kim loại quý và đá quý (qua biên giới hoặc từ khu vực phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại) có giá trị từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng vật phạm pháp là di vật, cổ vật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Hành vi khách quan của tội này là vận chuyển trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý (qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại) trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng vật phạm pháp là di vật, cổ vật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

Tội trốn thuế: Hành vi khách quan là thực hiện một trong các hành vi trốn thuế sau đây với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính vì hành vi đó. trốn thuế hoặc đã bị kết án trốn thuế hoặc một trong những tội phạm liên quan khác, chưa được hết hạn, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm:

  • Thưc hiện hành vi Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ theo luật định;
  • Thực hiện hành vi Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật;
  • Thực hiện hành vi Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc đã thực hiện các hành vi ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Thực hiện hành vi Sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hóa và nguyên liệu đầu vào trong các hoạt động tạo ra nghĩa vụ thuế, từ đó giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn;
  • Thực hiện hành vi Sử dụng các tài liệu bất hợp pháp khác để xác định số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế được hoàn lại;
  • Thực hiện các hành vi khác như: Khai báo sai hàng hóa xuất hoặc nhập mà không khai thuế bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan ...; Hành vi cố ý không khai báo hoặc khai thuế không đúng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Hành vi sử dụng hàng hóa không chịu thuế, miễn thuế hoặc xem xét miễn thuế cho các mục đích không phù hợp mà không tuyên bố thay đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

III. Khung hình phạt các tội phạm kinh tế:

1. Về hình phạt chính

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường chịu các loại hình phạt: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn đối với cá nhân; Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

2. Về hình phạt bổ sung

Những người phạm tội kinh tế có thể bị cấm giữ một số chức vụ nhất định, cấm hành nghề một số nghề nghiệp hoặc làm một số công việc nhất định hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ. Pháp nhân có thể phải chịu các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm kinh doanh, cấm một số lĩnh vực nhất định hoặc huy động vốn trong một thời gian nhất định.

Lời kết: Như vậy, bài viết trên đã nêu ra và phân tích, làm rõ cho bạn đọc những vấn đề cơ bản nhất về thế nào là tội phạm kinh tế, những tội phạm kinh tế phổ biến nhất hiện nay và khung hình phạt.

Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực luật hình sự nói chung hay cụ thể ở đây là về tội kinh tế nói riêng thì bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6512 và nhấn phím 3 để được đội ngũ Luật sư Tư vấn của Công ty Luật DFC tư vấn, giải đáp miễn phí. Mong bài viết giúp ích được phần nào cho bạn đọc!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.