Tội Đe dọa người khác có bị truy tố hình sự?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:29 - 20/11/2019

Thực tế, để che giấu hành vi phạm tội của mình, hay nhằm mục đích thực chiếm đoạt tài sản hoặc các mục đích khác, mà hành vi phạm tội đe dọa người khác (tội đe dọa tính mạng người khác, đe dọa tinh thần người khác) trên thực tế diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người khác.

Vậy các hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào, có bị truy tố hình sự hay không, bài viết dưới đây của DFC sẽ đi phân tích làm rõ cho bạn đọc nội dung xung quanh vấn đề này

Tìm hiểu thêm:

1. Tội Đe dọa người khác có bị truy tố hình sự

Hành vi đe dọa người khác có thể bị truy tố hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự hiện hành (BLHS 2015 sửa đổi năm 2017, sau đây gọi tắt là BLHS). Cụ thể luật hình sự về tội đe dọa người khác có quy định các trường hợp có hành vi đe dọa người khác sẽ cấu thành tội phạm và bị truy tố hình sự, như:

2. Tội Đe dọa tính mạng người khác

  • Người thực hiện hành vi đe dọa tính mạng người khác có thể phạm tội đe dọa giết người theo Điều 133 BLHS, theo đó, hành vi của tội này là hành vi đe dọa người khác sẽ xâm phạm tính mạng họ, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa nay sẽ được thực hiện.
  • Việc đe dọa xâm phạm tính mạng này có thể thể hiện qua lời nói, cử chỉ, thái độ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cản cụ thể, và người bị đe dọa nhận biết được và có đủ căn cứ tin rằng việc đe dọa này có thể xảy ra (ví dụ như cá nhân đe dọa nhà báo về việc phơi bày hành vi phạm tội của họ).
  • Về hình phạt thì người phạm tội đe dọa tính mạng người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp đủ tình tiết của khung hình phạt tăng nặng (như phạm tội đối với 2 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn…) thì người thực hiện hành vi đe dọa tính mạng người khác có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 

3. Tội Đe dọa tinh thần người khác

  • Ngoài ra, người thực hiện hành vi đe dọa có thể phạm tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS), theo đó, khi người này đe dọa dùng vũ lực tấn công ngay tức khắc (đe dọa tình thần người khác) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
  • Trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng như phạm tội có tổ chức, có tính chắt chuyên nghiệp… thì có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đồng thời, đe dọa tinh thần người khác cũng có là hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS (đe dọa tinh thần người khác bằng cách sẽ dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản).
  • Hoặc trong trường hợp người thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác cũng có thể phạm tội hiếp dâm (đe dọa tinh thần người khác thực hiện hành vi giao cấu, quan hệ tình dục khác với họ) và khi đó bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng như phạm tội có tổ chức, có tính chất loạn luân… thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm…
  • Như vậy, tùy thuộc vào hành vi đe dọa, mục đích đe dọa và thậm chí là hậu quả của việc đe dọa thì hành vi đe dọa người khác có thể cấu thành tội phạm khác nhau và chịu khung hình phạt, mức hình phạt khác nhau.

Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, các hành vi đe dọa người khác có thể bị xử phạt hành chính theo điểm g, Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến, đặc biệt là những người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền, lưu trữ hoặc sử dụng thông tin kỹ thuật số nhằm mục đích đe dọa uy tín, danh tiếng của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc theo luật và nghị định khác có liên quan tùy theo hành vi đe dọa người khác.

II. Tư vấn miễn phí tội đe dọa qua điện thoại

Thực tế, hành vi đe dọa người khác khá bổ biến, đa dạng, có thể là đe dọa tính mạng người khác, đe dọa để cướp tài sản hay đe dọa nhằm các mục đích khác. Luật hình sự về đe dọa cũng có quy định cụ thể đối với các hành vi đe dọa khác nhau có thể cấu thành các tội phạm khác nhau và chịu loại hình phạt, khung hình phạt khác nhau. Chính vì vậy, để xác định được một hành vi đe dọa cụ thể trên thực tế có phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì hay hành vi đe dọa đó bị xử lý như thế nào còn tùy thuộc vào hành vi đó trên thực tế như thế nào, tính chất, mức độ ra sao… mới có đủ căn cứ để xác định. 

Do đó, bạn đọc nên liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hình sự 1900 6512 của Công ty luật DFCnhấn phím 6 để được chuyên viên, luật sư tận tình, chuyên nghiệp tư vấn, giải đáp miễn phí các vấn đề về tội đe dọa nói riêng và các vấn đề về luật hình sự nói chung. DFC là Công ty tư vấn luật uy tín, chất lượng hàng đầu, sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ tháo mắc mọi khó khăn về vấn đề này. 

Như vậy, đe dọa người khác, cụ thể đe dọa tính mạng người khác, đe dọa tinh thần người khác nhằm mục đích cụ thể nào đó có thể cấu thành các tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Bài viết trên đây cơ bản, chỉ ra cho bạn đọc những vấn đề chung nhất của luật hình sự về đe dọa. Mong bài viết giúp ích phần nào cho bạn đọc!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.