Thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn? vốn là băn khoăn của rất nhiều người. Vậy hôm nay trong bài viết này, Công ty Luật DFC giải đáp thắc mắc này. Hy vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi: "Chào luật sư, tôi đang có nhu cầu thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn để kinh doanh cùng với vài người bạn nhưng tôi không biết để thành lập công ty có cần nhiều vốn không? Và có cần phải đưa hết vốn vào công ty luôn không? Mong luật sư giải đáp."
Xem thêm:
Thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn? - Tư vấn miễn phí: 1900.6512
Luật sư tư vấn: Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì một nội dung bắt buộc phải kê khai chính là vốn điều lệ. Đây là vấn đề được rất nhiều bạn đọc băn khoăn khi không biết nếu thành lập công ty thì cần bao nhiêu vốn? Mức vốn tối thiểu và tối đa được pháp luật quy định như thế nào? Thông qua bài viết sau đây Công ty luật DFC xin được gửi tới Quý khách hàng những nội dung cơ bản về vấn đề này như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Theo đó, tại thời điểm thành lập công ty thì Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
>> Thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, hệ thống các quy định của pháp luật hiện nay không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung (trừ các trường hợp thuộc ngành nghề cụ thể có quy định về số vốn tối thiểu). Theo đó, trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được các thành viên công ty quyết định cụ thể. Tuy nhiên, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty cũng nên xác định vốn điều lệ dựa trên một số yếu tố sau:
Pháp luật hiện hành quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp quá thời hạn trên mà công ty vẫn chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
>> Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH
Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà họ đã đăng ký hoặc đã góp (trừ thành viên sở hữu độc quyền và thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn).
Số vốn góp xác định số thuế môn bài mà công ty phải nộp sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty. Theo quy định hiện hành, thuế môn bài được chia thành hai mức:
Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng Thuế môn bài: 3 triệu đồng / năm
Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống Thuế môn bài: 2 triệu đồng / năm
Vốn pháp định và vốn ký quỹ để thành lập công ty
Ngoài ra, đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng điều kiện về ký quỹ theo quy định của pháp luật.
>> Download Mẫu quy chế nội bộ công ty TNHH, công ty Cổ phần mới nhất 2020
Đặc biệt:
Đây là mức vốn tối thiểu để thành lập công ty theo quy định của nhà nước. Tùy theo loại hình kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện mà có các mức vốn khác nhau được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP thì Ngành nghề kinh doanh bất động sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu vốn pháp định của công ty hoạt động trong ngành nghề này là 20 tỷ đồng. Vì vậy, mức vốn điều lệ tối thiểu khi Quý khách hàng đăng ký thành lập công ty trong lĩnh vực này là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa.
Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ thì khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề này thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.
Ví dụ: Đối với Công ty đăng ký kinh doanh đối ngành nghề kinh doanh tổ chức tín dụng thì tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định mức ký quỹ của ngân hàng thương mại cổ phần là 1000 tỷ đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi đăng ký thành lập công ty, các thành viên hoàn toàn có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.
Lưu ý: Trong quá trình hoạt động, khi doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào về vốn điều lệ như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, Công ty sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn?”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan:
Lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp nào? Ưu nhược điểm của công ty TNHH MTV
Tư vấn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH
Người thành lập doanh nghiệp là gi? Ai không được phép?
Dịch vụ DFC: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của DFC
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương
Tư vấn thủ tục thành lập công ty tại Hưng Yên