Tìm hiểu về quyền nuôi con trên và dưới 3 tuổi khi ly hôn

Luật Sư: Lê Minh Công

14:37 - 14/01/2020

Trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, vợ và chồng chung sống hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Điều này là phù hợp với xu thế chung của xã hội là duy trì những “tế bào ổn định” cho xã hội, đưa từng quốc gia và dân tộc lên một bước phát triển. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng hạnh phúc như chúng ta mong muốn và chờ đợi. Hôn nhân xảy ra mâu thuẫn và cãi vã dẫn đến hậu quả là ly hôn là điều không ai muốn nhưng thực tế luôn xảy ra những vụ việc ly hôn.

Một trong những người phải đón nhận hậu quả từ việc ly hôn ấy chính là những đứa con chung của chính họ - sau ly hôn sẽ mất đi tình yêu thương của bố hoặc của mẹ. Vậy quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hônquyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ tư vấn của Công ty tư vấn Luật DFC xin giải đáp thắc mắc cho các bạn ngay sau đây:

Tìm hiểu thêm:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Quy định về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Quan hệ hôn nhân được xác lập có hiệu lực kể từ khi hai người thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kết hôn tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Thời kỳ hôn nhân được tính từ lúc hai bên tiến hành đăng ký kết hôn đến khi có bản án quyết định ly hôn của Tòa án theo quy định. Một trong những vấn đề tranh chấp phổ biến cần giải quyết khi ly hôn đó là quyền được nuôi con, trong đó có quyền nuôi con trên 3 tuổi.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện hành ở nước ta quy định về những điều kiện cụ thể để giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi. Theo đó, với cọn chung dưới 36 tháng tuổi (dưới 03 tuổi) thì sẽ giao trực tiếp cho người mẹ nuôi nếu người mẹ không thuộc trường hợp đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…

Tuy nhiên, đối với con chung trên 36 tháng tuổi (từ đủ 03 tuổi trở lên), thì quy định về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn như sau:

  • Trường hợp con chung của hai vợ chồng khi giải quyết vấn đề tranh chấp ly hôn từ đủ 03 tuổi trở lên đến dưới 07 tuổi thì vợ và chồng sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được hoặc không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết;
  • Trường hợp con chung của hai vợ chồng khi giải quyết vấn đề tranh chấp ly hôn trên 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con, Tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con là muốn được sống chung với bố hay với mẹ để tiến hành giao con chung cho người đó nuôi. 

Theo đó, sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Quy định về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Theo quy định hiện hành của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể tại Khoản 03 Điều 81 thì con dưới 3 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trường hợp nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đây là một quy định mang tính nhân văn và thể hiện sự linh hoạt trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình ở nước ta hiện nay.

3. Tranh chấp quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Như đã khẳng định ngay từ ban đầu, ly hôn là một vụ án tranh chấp hôn nhân nói chung, nó làm phát sinh nhiều mối quan hệ tranh chấp khác. Bên cạnh tranh chấp về tài sản giữa người vợ với người chồng thì việc tranh chấp quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn là một trong những tranh chấp phổ biến khi những cặp vợ chồng tiến hành ly hôn. Thực tế, về tranh chấp quyền nuôi con trên 03 tuổi xảy ra những tình huống sau:

  • Trường hợp con chung của hai vợ chồng khi giải quyết vấn đề tranh chấp ly hôn từ đủ 03 tuổi trở lên đến dưới 07 tuổi thì vợ và chồng sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì sẽ tiến hành yêu cầu Tòa án giải quyết, Tòa án căn cứ vào khả năng đáp ứng quyền lợi về mọi mặt cho con (vật chất và tinh thần) để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
  • Trường hợp con chung của hai vợ chồng khi giải quyết vấn đề tranh chấp ly hôn trên 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con là muốn được sống chung với bố hay với mẹ để tiến hành giao con chung cho người đó nuôi.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.