Quy định về luật thu hồi đất nông nghiệp mới nhất

Luật Sư: Lê Minh Công

10:22 - 06/06/2020

Ở Việt Nam, thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng là một thủ tục của pháp luật quy định tại Luật Đất đai hiện hành năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Mục đích của việc thu hồi đất là việc Nhà nước lấy lại quyền sử dụng đất đã công nhân trước đó của chủ thể có quyền sử dụng đất. Vậy quy định về luật thu hồi đất nông nghiệp mới nhất như thế nào? Về trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp? Giá thu hồi đất nông nghiệp và mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp ra sao? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn của Công ty Tư tích sau để làm rõ vấn đề này:

Tìm hiểu thêm:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Quy định về luật thu hồi đất nông nghiệp mới nhất

Quy định về luật thu hồi đất nông nghiệp mới nhất là quy định về các điều kiện liên quan đến thủ tục pháp lý liên quan đến thu hồi loại đất có mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm…) của chủ thể có quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất trước đó. Những quy định về luật thu hồi đất mặt khác nhằm phân bổ quỹ đất trong cả nước một cách hợp lý cũng như phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội quốc gia. Luật thu hồi đất 

nông nghiệp mới nhất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.


Quy định về luật thu hồi đất nông nghiệp mới nhất

2. Trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 67. 68. 69 của Luật Đất đai năm 2013 về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp căn bản được thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 01: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xây dựng và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất; tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm đất thuộc diện thu hồi;

Bước 02: Lập và tiến hành thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đất thuộc diện thu hồi;

Bước 03: Trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người có đất thuộc diện thu hồi trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp. Khi có quyết định thu hồi đất có hiệu lực, người có đất thuộc diện thu hồi phải chấp hành, nếu không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013;

Bước 04: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cho người có đất thuộc diện thu hồi, tiến hành giải phóng mặt bằng đất bao gồm những nhiệm vụ như tổ chức dịch vụ công về đất, hội đồng liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

3. Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp

Theo quy  định tại Điều 66 của Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền về quy định về thu hồi đất nông nghiệp hầu hết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền thu hồi đất với những loại đất nông nghiệp sau đây:

Đất công ích (hay còn gọi là đất 5 hoặc đất 5%) thuộc quỹ đất nông nghiệp thuộc xã, phường, thị trấn;

Thu hồi đất nông nghiệp với chủ thể có quyền sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (Lãnh sự quán, Đại sứ quán…), doanh nghiệp hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Bảng giá thu hồi đất nông nghiệp

Theo quy định của Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, đơn giá đất thu hồi đất nông nghiệp sẽ căn cứ vào bảng giá đất của từng địa phương ban hành theo các năm hiệu lực. Công thức tính giá đền bù đất nông nghiệp do bị Nhà nước thu hồi như sau:

Giá đền bù đất nông nghiệp = bị thu hồi                                    

Diện tích đất bi thu hồi (m2)  (x)   Giá tiền đất/m2

5. Mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp     

Ngoài việc nhận được tiền bồi thường tính theo giá thu hồi đất nông nghiệp thì chủ thể có quyền sử dụng đất có đất thuộc diện bị thu hồi sẽ còn nhận được mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp. Một số mức hỗ trợ được quy định tại Điều 83 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm: 

  • Thứ nhất, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
  • Thứ hai, mức hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đồi nghề cũng như tìm kiếm việc làm;
  • Thứ ba, hỗ trợ tái định cư dành cho đối tượng là chủ thể sử dụng đất mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Thứ tư, các loại hỗ trợ khác.

Lưu ý: những mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ căn cứ theo quyết định về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở từng địa phương. 

Nếu quý khách có thắc mắc về pháp luật đất đai vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn luật đất đai 19006512 để được luật sư của DFC tư vấn

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.