BHXHVN - Mức đóng, cách đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:28 - 07/08/2020

Hiện nay việc tham gia bảo hiểm xã hội của những người cao tuổi khi hết tuổi lao động đã trở nên phổ biến hơn, trong đó đặc biệt là bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Tham gia bảo hiểm hữu trí tự nguyện giúp những người lao động cao tuổi khi gặp khó khăn, ốm đau hay bệnh tật được hưởng các chế độ, sự giúp đỡ để vượt qua khó khăn.

Vậy pháp luật hiện hành hiện nay quy định như thế nào về bảo hiểm hữu trí tự nguyện? Mức đóng là bao nhiêu? Có những cách đóng nào? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

>> Cách tính bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi 2020

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện

1. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là gì? 

Để hiểu bảo hiểm hưu trí tự nguyện là gì trước tiên cần nắm được bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: "Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội."

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 115 của Bộ Tài chính, bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra nhằm cung cấp thêm thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện bao gồm bảo hiểm hưu trí cá nhân và bảo hiểm hưu trí nhóm NLĐ. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hoặc hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm NLĐ có một tài khoản bảo hiểm hưu trí được quy định riêng.

Quỹ hưu trí tự nguyện được tạo thành từ phí bảo hiểm và là một tập hợp các tài khoản bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm.

2. Mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Nhìn chung mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyên hiện nay được cụ thể hoá bằng mức đóng chung về bảo hiểm xã hội tự nguyện, do đó căn cứ theo quy định tại Điều 87, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định một cách chi tiết về mức đóng bảo hiểm xã hôi tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động được quy định tại khoản 4, Điều 2 của Luật này sẽ trả thu nhập hàng tháng bằng 22% thu nhập hàng tháng mà người lao động lựa chọn để đóng góp vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, và thu nhập hàng tháng của người lao động làm cơ sở. mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo quy định của Luật bảo hiểm hiện hành thì, người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

  • Đóng hàng tháng.
  • Đóng 03 tháng một lần.
  • Đóng 06 tháng một lần.
  • Đóng 12 tháng một lần.
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Cách đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Ngoài mức bảo hiểm hưu trí tự nguyện, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành cũng quy định cách đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015 / NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn một trong 6 phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

*Thứ nhất, người tham gia bảo hiểm xã hội đóng hàng tháng: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn

Do đó, mức thu nhập tháng thấp nhất do người tham gia lựa chọn bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

*Thứ hai, người tham gia bảo hiểm xã hội đóng 3 tháng một lần: MĐHT*3

*Thứ ba, người tham gia bảo hiểm xã hội đóng 6 tháng một lần: MĐHT*6

*Thứ tư, người tham gia bảo hiểm xã hội đóng 12 tháng một lần: MĐHT*12

(MĐHT: Mức đóng hàng tháng)

*Thứ năm, người tham gia BHXH đóng một lần cho nhiều năm tiếp theo nhưng không quá 5 năm một lần: Mức đóng được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước đó, được chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước năm đóng.

*Thứ sáu, người tham gia bảo hiểm xã hội đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Mức đóng được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng, do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

----------------------

Như vậy, để tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện người lao động khi đã hết tuổi lao động có thể lựa chọn 1 trong những các cách đóng trên, và việc tham gia chế độ hưu trí tự nguyện đối với người lao động cao tuổi hiện nay đã đảm bảo được quyền lợi một cách phù hợp.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất. 

Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

>>Chi tiết về chế độ tử tuất của người hưởng lương hưu 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.