Luật hôn nhân gia đình năm 2018 sửa đổi và bổ sung những gì

Luật Sư: Lê Minh Công

11:30 - 21/11/2019

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ra đời là một bước đột phá trong kỹ thuật làm luật của nước ta. Kế thừa và phát triển của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trong quá trình áp dụng pháp luật, pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân luôn có sự tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Năm 2018, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có nhiều thay đổi, chủ yếu nhằm phù hợp với văn hóa. Vậy luật hôn nhân gia đình năm 2018, những điều nội dung nào được thay đổi và bổ sung trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014? Công ty Luật tư vấn luật DFC xin giải đáp thắc mắc của bạn ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
  • Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
  • Căn cứ vào Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
  • Căn cứ vào Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT- TANDTC – VKSNDTC – BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn Nhân và gia đình.

Nội dung tư vấn

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2018 có nhiều quy định nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật nhằm áp dụng thực tiễn một cách có hiệu quả nhất, chủ yếu nhằm hòa hợp với nền văn hóa của Quốc gia. Những nội dung cơ bản được coi là điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bao gồm:

  • Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
  • Quyền yêu cầu ly hôn không chỉ giới hạn trong phạm vi vợ hoặc chồng;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình Năm 2018, công việc nội trợ cũng được tính là việc làm có thu nhập;
  • Kết hôn cùng giới tính không bị cấm;
  • Tuổi kết hôn có sự thay đổi;
  • Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

1. Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo là một trong những quy định mới được Nhà nước ta quy định và thừa nhận. Đây là một quy định pháp luật tiếp thu từ bạn bè quốc tế trong kĩ thuật và tiến trình làm luật. Mang thai hội vì mục đích nhân đạo là một quy định mang tính nhân văn, chúng ta cần phân biệt với mang thai vì mục đích thương mại – gọi tắt là “đẻ để bán lấy một lợi ích cụ thể nào đó”. Theo đó, giúp ích cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con hoặc những người độc thân không muốn lập gia đình có cơ hội được làm cha, làm mẹ.

Tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Chương V của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết về điều kiện áp dụng việc mang thai hộ, cụ thể như sau:

  • Đối với vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ có đủ các điều kiện sau đây:
  • Có sự xác nhận của Tổ chức Y tế  Nhà nước có thẩm quyền về điều kiện người vợ không thể mang thai và sinh con. Kể cả trường hợp khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ và chồng không có con chung tính đến thời điểm có nguyện vọng muốn người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
  • Đã đáp ứng điều kiện về các mặt tư vấn liên quan như y tế, pháp lý, tâm lý.
  • Đối với người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
  • Là người thân thích của bên vợ hoặc bên chồng cùng trực hệ ngang để nhờ mang thai hộ (chẳng hạn, vợ chồng nhờ chị gái của vợ);
  • Đã trải qua thời kỳ sinh đẻ và việc mang thai hộ chỉ được áp dụng một lần;
  • Độ tuổi của người mang thai hộ phải phù hợp và có sự xác nhận của Tổ chức Y tế Nhà nước có thẩm quyền về việc có khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

    Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại các Điều 97, 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2. Quyền yêu cầu ly hôn không chỉ giới hạn trong phạm vi vợ hoặc chồng

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chỉ giới hạn về quyền yêu cầu ly hôn bao bao gồm: vợ hoặc chồng. Điều này là một hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Nghĩa là khi ly hôn, chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền làm đơn thụ lý yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn. Chẳng hạn trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc giải quyết ly hôn của họ cũng không thể thực hiện được. 

Chính hạn chế kể trên đã được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bổ sung hoàn thiện và đây được coi là một điểm mới trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

  • Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Đồng thời, vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Năm 2018, công việc nội trợ cũng được tính là việc làm có thu nhập

Theo quan niệm của nhân dân ta từ xưa thì “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Theo đó, quan điểm về vấn đề nội trợ được hiểu chủ yếu là ở phái nữ. Người vợ là hậu phương vững chắc về mặt tinh thần, là điểm tựa cho người chồng yên tâm công tác. Người vợ chấp nhận làm công việc nội trợ ở nhà đã là một thiệt thòi lớn của họ. Vì vậy, bước sang năm 2018 thì pháp luật cũng thừa nhận vấn đề này.

Cụ thể, tại điểm b Điều 7 của Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC – VKSNDTC – BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn Nhân và gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết ly hôn thì có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập và đóng góp tài sản chung ấy: “…Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.”

4. Kết hôn cùng giới tính không bị cấm

Cùng với sự phát triển văn hóa cũng như quá trình tiếp thu pháp luật nước ngoài về vấn đề kết hôn cùng giới, tại Khoản 2 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2018 đã 

năm 2014 đã bãi bỏ quy định ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới trên cơ sở sinh học. Đây là bước thay đổi lớn trong tư duy của những người làm công tác về vấn đề người đồng giới cũng như việc kết hôn cùng giới. Tuy nhiên, Nhà nước ta hiện nay cũng không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

5. Tuổi kết hôn có sự thay đổi

Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ là đủ 18 tuổi trở lên. Đối với những trường hợp không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh thì phải thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Việc nâng tuổi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì độ tuổi đủ như trên nhằm phù hợp hơn với quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự) và Bộ luật Dân sự năm 2015 (người từ đủ 18 tuổi 18 tuổi trở lên mới là người thành niên).

6. Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Hành vi chung sống với người khác như vợ hoặc chồng khi người đó vẫn đang trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác thì có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, tại Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi ngoại tình vi phạm quy chế một chồng, một vợ trong luật Hôn nhân và Gia đình 2018 mà dẫn đến những hậu quả như sau:

Làm quan hệ hôn nhân của cả hai bên hoặc một bên dẫn đến tình trạng ly hôn hoặc cố tình vi phạm khi đã bị xử lý hành chính thì sẽ bị phạt tù từ 03 đến 12 tháng tù hoặc phạt cảnh cáo không giam giữ trong vòng 01 năm.

Làm hại chồng, vợ hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc khi Tòa án đã quyết định hủy bỏ cuộc hôn nhân thứ hai hoặc buộc phải chấm dứt sinh hoạt như vợ chồng trái với quy định một chồng một vợ nhưng vẫn cố ý tái phạm thì sẽ bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm tù.

 Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.