Hiện nay pháp luật quy định như thế nào về việc đóng bảo hiểm xã hội trong một khoảng thời gian nhất định? Và trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội 4 năm thì được bao nhiêu tiền? Mức hưởng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXNVN - Đối tượng, mức hưởng, cách tính bảo hiểm 5 năm liên tục
Để biết được việc đóng bảo hiểm xã hội trong một khoảng thời gian như vậy, ở đây là đóng bảo hiểm xã hội 4 năm. Căn cứ theo các quy định của pháp luật để xác định mức hưởng, cụ thể căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13: Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu, bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm. Khi có yêu cầu, họ sẽ nhận BHXH một lần.
Do đó, Căn cứ theo quy định được nêu ở trên đây thì trường hợp người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đóng đủ 20 năm BHXH thì khi có yêu cầu thì sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Với trường hợp giả sử người lao động đóng bảo hiểm xã hội 4 năm từ tháng 01/2011 đến 01/2015 thì nghỉ việc, từ đó đến nay người lao động không đóng nữa, nên người lao động có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cưu trú (có thể là nơi thường trú - có sổ hộ khẩu, hoặc là nơi tạm trú - có sổ tạm trú hoặc giấy tạm trú) để được giải quyết theo thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp này bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
+ Giấy chứng minh nhân dân.
+ Sổ hộ khẩu (nếu nhận ở nơi thường trú), hoặc sổ tạm trú, giấy tạm trú (nếu nhận ở nơi tạm trú).
Căn cứ khoản 2 Nghị quyết 93/2015/QH13, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội cho từng năm. Được tính cứ mỗi năm như sau:
- Người lao động được tính 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
- Người lao động được tính 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Do đó, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội 4 năm từ tháng 01/2011 đến 01/2015 thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính như sau:
Tiền bảo hiểm xã hội một lần mà người lao động sẽ được nhận = (4,5 x T1) + (2 x T2)
Trong đó:
+ T1: Là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2011 đến 31/12/2013.
+ T2: Là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2014 đến 31/12/2014.
Như vậy, trong trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 4 năm và sau đó không tham gia đóng tiếp thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bên cạnh đó người lao động cần chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội đã quy định một cách cụ thể về cách tính tiền khi đóng bảo hiểm xã hội 4 năm, bên cạnh đó để được hưởng lương trước tuổi người lao động cần đáp ứng điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công
Xem thêm: BHXHVN - Điều kiện, cách tính, mức hưởng bảo hiểm xã hội 2 năm