Bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn là một trong những vấn đề nóng. Người dân cần đặc biệt chú ý quan tâm đến các quy định pháp luật. Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp sau.
Điều kiện để bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC, gia đình tôi đang trong diện bị thu hồi đất để mở rộng đường tại thành phố Tuyên Quang. Nhà ở trên đất bị thu hồi là nhà ở duy nhất của gia đình tôi, tôi có được nghe về việc UBND thành phố có thể sẽ bồi thường tái định cư khi thu hồi đất của gia đình. Vậy nên tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi về các quy định của pháp luật về điều kiện và mức hỗ trợ, bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin tư vấn cho Luật sư DFC, với vấn đề của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nội dung tư vấn
Theo quy định của Điều 83, Luật đất đai 2013 hỗ trợ tái định định cư là một trong những hình thức hỗ trợ của Nhà nước khi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh hay phát triển kinh tế xã hội đối với những hộ gia đình, cá nhân đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Điều 100, Luật đất đai 2013 hoặc hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp loại giấy trên theo quy định của Điều 101, Luật đất đai 2013.
Theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP có ba hình thức hỗ trợ tái định cư của Nhà nước khi thu hồi đất đó là: bồi thường bằng đất, bồi thường bằng nhà ở và bồi thường bằng tiền mặt. Cụ thể
Bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích đất còn lại của hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện để ở cũng như không còn nhà ở khác trên cùng địa bàn xã phường, thị trấn thì sẽ được bồi thường bằng đất ở. Trường hợp khác khác kể cả khi bị thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân vẫn còn đất để ở trên cùng đại bàn, xã/phường vẫn có thể được bồi thường về đất ở nếu địa phương vẫn còn quỹ đất để ở;
Bồi thường bằng nhà ở tái định cư khi mà cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất không còn để diện tích đất tối thiểu để ở trong khi đó địa phương cũng không còn quỹ đất để bồi thường bằng đất cho các đối tượng này thì sẽ được bồi thường bằng nhà ở tái định cư;
Bồi thường bằng tiền đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu bồi thường về đất hoặc nhà ở tái định cư sẽ được Nhà nước chi trả bằng tiền mặt.
Về bản chất mức bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bắt buộc phải tương đương với giá trị đất ở mà cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi. Do đó các quy định về mức bồi thường tái định cư của Nhà nước không quy định mức tối đa mà chỉ để mức tối thiểu. Theo đó, căn cứ quy định Điều 27, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định mức bồi thường tối thiểu trong từng trường hợp là:
Mức bồi thường bằng đất không được thấp hơn mức diện tích tối thiểu thiểu được phép tách thửa tại địa phương, nội dung này sẽ được quy định trong văn bản quyết định của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trương ứng. Như ở Tuyên Quang căn cứ Quyết định số 16/2014/QĐ- UBND thì diện tích tối thiểu để tách thửa là 36m2
Mức bồi thường bằng nhà ở không được thấp hơn diện tích căn hộ tối thiểu. Theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BXD thì diện tích căn hộ tối thiểu từ 25m2 trở lên trong đó có một phòng ngủ 9m2, một phòng ở và một nhà vệ sinh.
Mức bồi thường bằng tiến không được thấp hơn mức giá của giá trị mảnh đất tối thiểu được tách thửa nếu cá nhân, hộ gia đình được bồi thường về đất hoặc không thấp hơn mức giá của căn hộ tối thiểu để ở nếu được bồi thường bằng nhà ở tái định cư.
Lưu ý cho bạn đọc theo quy định tại khoản 2, Điều 30, Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân, hộ gia đình được bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bằng nhà ở hay đất ở.
Nếu giá trị bồi thường đất ở bị thu hồi lớn hơn giá trị nhà ở hay đất ở được bồi thường thì phần chênh lệch đó người được bồi thường sẽ được Nhà nước chi trả bằng tiền. Ngược lại nếu giá trị đất ở thu hồi nhỏ hơn giá trị xuất tái định cư thì cá nhân, hộ gia đình phải thanh toán bằng tiền mặt nghĩa vụ tài chính chênh lệch đó.
Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, trường hợp bạn đọc vẫn còn băn khoăn về quy định pháp luật hay còn gặp bất cứ vướng mắc nào trong quá trình làm việc với cơ quan Nhà nước. Hãy liên hệ ngay về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp một cách cụ thể nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> Thẩm quyền thu hồi đất thuộc cơ quan nào?
=> Thu hồi đất trong trường hợp nào? Mẫu quyết định thu hồi đất hiện hành.
=> Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại quyết định thu hồi đất
=> Quy định về thu hồi đất công ích? Đất 5% có được đền bù không?
LS. Lê Minh Công