Hiện nay pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020? Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động hiện nay là bao nhiêu? Mức đóng bảo hiểm xã hội 2020 có điểm gì thay đổi? Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu? Mức đóng BHXH tối thiểu là bao nhiêu?
Bài viết dưới đây của Luật sư tư vấn miễn phí DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXHVN - Cách tính mức phạt chậm đóng BHXH mới nhất 2020
Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức nào nói về mức đóng BHXH bắt buộc, nhưng có thể hiểu mức đóng bảo hiểm xã hội là khoản tiền mà người lao động phải đóng trong quá trình lao động để được hưởng các chế độ nhất định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, mức đóng BHXH năm 2020 được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Để thể hiện được mức đóng bảo hiểm xã hội 2020 hiện nay, cần căn cứ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm 2020 của người lao động Việt Nam được áp dụng trong bảng như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động Việt Nam | ||||||||
BHXH | TNLĐ BNN | BHTN | BHYT | BHXH | TNLĐ BNN | BHTN | BHYT | ||
HT TT | ÔĐ TS | HT TT | ÔĐ TS | ||||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 5% | 8% | 0% | 0% | 1% | 1.5% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Người sử dụng lao động | Người lao động nước ngoài | ||||||||
BHXH | TNLĐ BNN | BHTN | BHYT | BHXH | TNLĐ BNN | BHTN | BHYT | ||
HT TT | ÔĐ TS | HT TT | ÔĐ TS | ||||||
0% | 3% | 0.5% | 0% | 3% | 0% | 0% | 0% | 0% | 1.5% |
6.5% | 1.5% | ||||||||
Tổng cộng 8% |
Trong đó:
HT, TT: là Quỹ hưu trí, tử tuất.
ÔĐ, TS: là quỹ ốm đau, thai sản.
TNLĐ, BNN: là Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
BHTN: là Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
BHYT: là Quỹ bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 quy định chi tiết về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý:
Thứ nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ- Bảo hiểm xã hội quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 như sau:
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc, chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2020 để tính mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là mức lương tối thiểu vùng.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa 2020:
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Xem thêm: Có nên đóng BHXH tự nguyện không? Lợi ích khi tham gia như thế nào?
Thứ hai:
- Đối với người lao động làm công việc, chức danh cần lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự đào tạo) thì mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Đối với người lao động làm công việc, chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức đóng bhxh 2020 phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP, có quy định một cách rất chi tiết về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.180.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.710.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.250.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 2.920.000 đồng/tháng |
Xem thêm: BHXHVN - Tư vấn về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội 2020
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mới nhất về mức lương cơ sở cho người lao động sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, trên đây là toàn bộ các quy định của pháp về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 hiện nay, bên cạnh đó người lao động cần lưu ý một số quy định để thực hiện đúng nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công