Bên cạnh những khoản tiền lương, thưởng hàng tháng người lao động hiện tại còn quan tâm đến các khoản phụ cấp khi họ làm việc trong môi trường độc hại. Vậy phụ cấp độc hại có đóng BHXH không? Pháp luật bảo hiểm hiện hành quy định có bao nhiêu khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXHVN - Phụ cấp lương là gì? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Chào Luật sư, tôi đang là một người lao động, hiện tại tôi đang đi làm việc ở một công ty xây dựng. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp về vấn đề phụ cấp độc hại có cần đóng bảo hiểm xã hội không? pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ phụ cấp độc hại? Và liệu tội có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư DFC trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng liên hệ tới Văn phòng luật sư DFC, nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc hay muốn tư vấn một cách cụ thể nhất về vấn đề phụ cấp độc hại có đóng bảo hiểm xã hội không? thì bạn có thể liên hệ đến Văn phòng Luật sư DFC qua hotline để được tư vấn trao đổi trực tiếp miễn phí. Đối với câu hỏi của bạn Chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Do đó, các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về các khoản thu nhập phải đóng Bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản sau:
+ Khoản tiền lương;
+ Khoản phụ cấp chức vụ, chức danh;
+ Khoản phụ cấp trách nhiệm;
+ Khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Khoản phụ cấp thâm niên;
+ Khoản phụ cấp khu vực;
+ Khoản phụ cấp lưu động;
+ Khoản phụ cấp thu hút;
+ Các khoản phụ cấp có tính chất tương tự;
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Do đó, căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành thì khoản phụ cấp độc hại mà người lao động nhận được sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, có thể thấy rằng Luật bảo hiểm xã hội hiện hành có quy định về khoản phụ cấp độc hại có đóng BHXH không, bên cạnh khoản phụ cấp nặng nhọc và nguy hiểm liên quan đến những công việc đặc thù mà người lao động sẽ được hưởng. Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công