Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ theo quy định năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:37 - 17/09/2020

Đứng tên trên Sổ đỏ (tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất) là một nội dung nhằm thể hiện quyền sử dụng mảnh đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cá nhân, tổ chức và hộ gia đình. Tuy nhiên, chủ thể phải bao nhiêu tuổi được đứng tên Sổ đỏ? Quy định của cấp Sổ đỏ có hạn chế bao nhiêu tuổi đứng tên sổ đỏ hay không?

Tìm hiểu thêm:

Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ theo quy định năm 2020

Sổ đỏ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 là một văn bản chứng minh tính pháp lý của chủ sử dụng hợp pháp mảnh đất, tài sản khác gắn liền với mảnh đất (nếu có). Sổ đỏ được cấp cho các đối tượng có quyền sử dụng đất, bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật đất đai không có quy định nào liên quan đến việc bao nhiêu tuổi được đứng tên Sổ đỏ.

Tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về việc cấp, thủ tục cấp và ghi thông tin trong Sổ đỏ mà đặc biệt tại Thông tư số 23/2014/TT – BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu rõ cách ghi như sau: ghi tên thông tin của “Ông/bà có quyền sử dụng đất”; thông tin về ngày, tháng, năm sinh; số Giấy tờ nhân thân (có thể là Giấy Chứng minh Nhân dân, Căn cước công dân, Giấy khai sinh hoặc nếu là sỹ quan quân đội là Giấy Chứng minh Quân đội…).

Tóm lại, Luật Đất đai năm 2013 và văn bản hướng dẫn nêu trên đã khẳng định: pháp luật không quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên Sổ đỏ. Do đó, việc một người dưới 16,17 tuổi có được đứng tên sổ đỏ, dưới 17 có được đứng tên sổ đỏ hoặc dưới 18 tuổi có được đứng tên số đỏ cũng không được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, mặc dù một người thành thai trước khi một vụ việc phân chia di sản thừa kế diễn ra, mà tài sản của người thành thai được nhận là mảnh đất thì họ cũng được quyền thừa kế. Bên cạnh đó, tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì những giao dịch liên quan đến bất động sản của họ sẽ bị hạn chế - nghĩa là phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, pháp luật không quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên Sổ đỏ nhưng việc một người chưa thành niên (tức người dưới 18 tuổi) khi thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán bất động sản đó phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ.

Đây là nội dung bài viết của Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 về tư vấn nội dung bao nhiêu tuổi được đứng tên Sổ đỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ đến Tổng đài, làm theo hướng dẫn để gặp được Đội ngũ Luật sư tư vấn chính xác và hiệu quả nhất. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.