Xử phạt các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm

Luật Sư: Lê Minh Công

10:28 - 27/05/2021

Đối với chủ đề Các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm, độc giả có đặt câu hỏi như sau: Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động xúc tiến khuyến mãi hàng hóa: hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.

Các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm
Xử phạt hành vi nào bị cấm trong hoạt động xúc tiến khuyến mãi hàng hóa

Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau: 

Quảng cáo, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Luật cũng quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, khuyến mãi. 

1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính Các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm

Nếu có vi phạm khi thực hiện hoạt động khuyến mại, tùy theo mức độ mà các doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, phạt bổ sung và bị đình chỉ hoạt động khuyến mại, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

 STTHành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại  Mức phạt 
1
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
  • Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
2
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định về thông tin phải thông báo công khai hoặc không thực hiện đúng các quy định về cách thức thông báo các thông tin phải thông báo công khai khi thực hiện khuyến mại;
  • Không thực hiện việc trao giải thưởng trong thời hạn quy định khi thực hiện chương trình khuyến mại có trao giải thưởng;
  • Không xác nhận chính xác, kịp thời sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên;
  • Không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định trên phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi, vé số dự thưởng, thẻ khách hàng hoặc phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong các chương trình khuyến mại
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân
3
  • Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ mà không phải là thương nhân theo quy định được quyền thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ đó;
  • Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của mình mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định;
  • Không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng quy định hoặc nội dung thông báo, đăng ký không trung thực;
  • Không thông báo hoặc không báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc thông báo, báo cáo không đúng thời hạn quy định hoặc nội dung thông báo, báo cáo không trung thực;
  • Thực hiện khuyến mại trái quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân thực hiện
4
  • Khuyến mại rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
  • Khuyến mại thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
  • Dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc;
  • Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
  • Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo quy định làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác;
  • Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

- Mức phạt sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với văn phòng đại diện thực hiện khuyến mại hoặc thuê doanh nghiệp khác thực hiện khuyến mại.

- Mức phạt trên sẽ tăng gấp 2 lần trong trường hợp hành vi vi phạm có phạm vi thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng nếu hành vi vi phạm trên được tổ chức với quy mô từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. 

2. Tịch thu tang vật đối với Các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm sau:

Theo quy định tại điều 47 khoản 7 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

STTHành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
1Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo quy định;
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo quy định; 
3Khuyến mại rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
4Khuyến mại thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
5Dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc;
6Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo quy định làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác;
7Trường hợp sử dụng để khuyến mại hoặc khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ bị cấm, hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật. thì buộc phải tiêu hủy hàng hóa
8Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại trong các trường hợp không tổ chức công khai, tổ chức mà không có sự chứng kiến của khách hàng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức mở thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên.
9Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi thu lệ phí khi đưa sản phẩm mẫu, dịch vụ dùng thử cho khách hàng và hành vi không thực hiện việc trích nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

Bài viết liên quan:

Tổng hợp danh mục ngành nghề hạn chế kinh doanh

Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Điều kiện hủy như thế nào?

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.