Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng hết sức phổ biến trong cuộc sống, điều này không tránh khỏi vì nhiều lý do mà trong quá trình thực hiện hợp đồng này rất dễ xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên xử lý tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa không dễ dàng vì thực tế cho thấy các chủ thể giao kết thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn luật áp dụng là Bộ luật dân sự 2015 hay Luật thương mại 2005. Nhận thấy những vướng mắc này trong quá trình tư vấn khách hàng qua tổng đài 19006512, trong phạm vi bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và mức phạt
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng mua bán hàng hóa bản chất là sự thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể. Sự thỏa thuận thống nhất ý chí này được xây dựng trên nền tảng tự do hợp đồng không bị ép buộc và đều vì mục đích tư lợi. Trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng nếu hành vi của một chủ thể gây thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ thể còn lại sẽ cấu thành một vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong thực tế sẽ tồn tại hai dạng vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, chính là vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại và của pháp luật dân sự. Đặc điểm nhận diện vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của luật nào sẽ tùy thuộc vào yếu tổ chủ thể giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 2, Luật Thương mại 2005 nếu chủ thể giao kết hợp đồng là thương nhân; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, ngược lại những chủ thể còn lại khi giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự.
Do hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được điều chỉnh bởi pháp luật về dân sự và thương mại nên căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ tồn tại hai mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 418, Bộ luật dân sự 2015, phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền do các bên tự thỏa thuận cho bên vi phạm. Lưu ý là việc phạt vi phạt vi phạm này không liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Thực tế hai bên có thể thỏa thuận nếu bên vi phạm gây ra thiệt thiệt hại thì vừa phải trả tiền phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
Theo quy định của Điều 300, Luật thương mại 2005, phạt vi phạm là việc bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa cho bên bị vi phạm trừ các trường hợp sau:
Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tương tự quy định của luật dân sự bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm phải trả tiền phạt vi phạm đồng thời với chi phí bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc này không cần phải thỏa thuận trước như quy định pháp luật dân sự chỉ cần trước đó hai bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là được.
Trên đấy là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Mong bài viết đã giúp bạn hình dung ra mức phạt vi phạm cụ thể trong từng loại hợp đồng mua bán hàng hóa. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006512 của chúng tôi để được các chuyên viên pháp lý của chúng tôi giải đáp một cách trực tiếp.
Bài viết cùng chủ đề:
Đã đặt cọc tiền hàng nhưng không giao hàng - Giải quyết thế nào?
Tranh chấp nghĩa vụ giao hàng không đúng chủng loại, nguồn gốc xuất xứ
LS. Lê Minh Công