Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng hết sức phổ biến trong đời sống hàng ngày, đây cũng là loại hợp đồng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý nhất đòi hỏi các bên nếu không để ý sẽ rất dễ chịu thiệt hại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một trong những lưu ý quan trọng mà khách hàng của Luật sư DFC rất dễ bỏ qua đó là thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản. Ngày hôm nay trong bài viết dưới đây Luật sư DFC sẽ làm rõ vấn đề pháp lý này, hy vọng đây là nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc thân thiết của Luật sư DFC.
Tư vấn về thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản - 19006512
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Theo quy định tại khoản 3, Điều 150 BLDS 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Hợp đồng vay tài sản theo quy định của Điều 463 BLDS 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay đến khi hết hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả tiền lãi nếu có thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định.
Tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Thực tế thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản chủ yếu là tiền và vật. Hình thức của hợp đồng không bắt buộc và dựa theo thỏa thuận của hai bên có thể là bằng văn bản, tin nhắn hay miệng thì đều có hiệu lực và đều có cơ sở để khởi kiện tiến hành đòi lại tài sản nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ.
Thời hiệu để khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản theo quy định Điều 429 BLDS 2015 là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Do quy định về thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản khá phức tạp và thường không phải ai cũng chú ý, nắm được nên đôi khi bên cho vay thường để quá cái thời hạn 3 năm theo luật định.
Tuy nhiên không phải lúc nào thời hiệu khởi kiện hết hạn mà một bên mất quyền khởi kiện, thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp có thể khôi phục thời hiệu khởi kiện này.
Theo quy định tại Điều 157, Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện dân sự sẽ bắt đầu lại trong ba trường hợp sau:
TH1: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
TH2: Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình với người khởi kiện.
TH3: Các bên tự hòa giải với nhau.
Điều này có ý nghĩa đối với hợp đồng vay tài sản nếu sự kiện cho vay đã xảy ra từ lâu và bên vay không thừa nhận hành vi vay tài sản của mình thì mặc dù quá 3 năm kể từ ngày đến hạn phải trả mà bên vay không trả nhưng sau đó bên cho vay bằng cách nào đó khiến bên vay phải thừa nhận mình có vay tài sản hay bên vay thừa nhận đã trả tài sản nhưng chưa trả hết. Khi đó thời hiệu khởi kiện sẽ tính lại từ thời điểm bên vay thừa nhận là mình có vay hoặc thừa nhận là mình có trả nhưng chưa trả hết tài sản cho bên vay.
Theo quy định tại Điều 156, Bộ luật dân sự 2015 thì: Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án xác định lại thời hiệu. Nguyên nhân có thể do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do người cho vay là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc không có người giám hộ hợp pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản cũng như hướng khi hết hạn thì làm cách nào để khôi phục thời hiệu khởi kiện. Trường hợp bạn đọc có băn khoăn liên quan đến vấn đề pháp lý này vui lòng liên hệ tổng đài 19006512 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi trực tiếp giải đáp.
Bài viết cùng chủ đề:
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
LS. Lê Minh Công