Có các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế khác nhau, nhưng đều chung mục đích là giải quyết tranh chấp khi được các bên chỉ định, thỏa thuận. Vậy trọng tài thương mại quốc tế là gì? Cùng phân tích với bài viết dưới đây của Luật sư DFC để tìm hiểu thêm thông tin.
Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thẩm quyền và các hình thức ra sao?
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ tư pháp quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên thỏa thuận thống nhất với nhau sẽ đưa tranh chấp ra một cơ quan trọng tài nhất định.
Trọng tài không phải có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các vụ việc tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận và chỉ định. Để trọng tài thương mại quốc tế có thẩm quyền giải quyết, các bên cần lập một thỏa thuận trọng tài. Dựa theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Sau khi lập thỏa thuận, trọng tài thương mại quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị một trong các bên hủy bỏ. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên là căn cứ để xác lập thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế.
Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Là cơ sở để trọng tài thương mại quốc tế giải quyết các tranh chấp phát sinh
- Thỏa thuận trọng tài loại bỏ thẩm quyền của tòa án. Pháp luật Việt Nam ghi nhận, khi các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết nữa
Tuy nhiên, cơ quan trọng tài thương mại và tòa án là hai cơ quan bổ trợ cho nhau khi giải quyết tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền:
- Chỉ định trọng tài viên;
- Thay đổi trọng tài viên;
- Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Hủy bỏ phán quyết trọng tài.
Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế không mang tính đương nhiên, sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi tranh chấp: hạn chế xét xử trong một số quan hệ thương mại, hoặc các tranh chấp phát sinh trong hôn nhân, gia đình, thừa kế ...
*Thỏa thuận trọng tài có một số hình thức sau:
Trọng tài thường trực: được quản lý bởi 1 tổ chức trọng tài nhất định và tuân theo các nguyên tắc trọng tài của tổ chức đó. Mỗi vụ tranh chấp bằng trọng tài có bộ nguyên tắc trọng tài riêng, các bên tranh chấp không phải xây dựng thủ tục riêng.
Trọng tài vụ việc: do các bên tham gia trọng tài xây dựng lên.
*Trọng tài thương mại quốc tế có một số ưu điểm sau:
- Thủ tục được thực hiện nhanh chóng: các bên không phải thực hiện theo các thủ tục tố tụng nghiêm ngặt và phức tạp
- Phán quyết của trọng tài thường có tính chính xác cao: do các bên được lựa chọn trọng tài viên nên các trọng tài viên được lựa chọn thường có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu sâu sắc về vấn đề đang tranh chấp
- Khả năng giữ bí mật: trọng tài xét xử theo nguyên tắc xét xử kín nên các bên có thể yên tâm về việc bảo mật thông tin
- Chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với xét xử tại tòa án
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế. Nếu có thêm thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ tư vấn hợp đồng của DFC vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6512 hoặc liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.
LS. Lê Minh Công