Hướng dẫn Trích lục bản đồ địa chính đất đai năm 2021

Luật Sư: Lê Minh Công

16:11 - 15/09/2020

Trích lục là gì  trích lục bản đồ địa chính là gì? Khái niệm trích lục chúng ta gặp rất nhiều trong đời sống, trong các thủ tục hành chính hay các giấy tờ nhà đất hoặc các lĩnh vực khác như trích lục khai sinh, trích lục kết hôn, trích lục hộ khẩu…Đặc biệt, khi làm các giấy tờ liên quan đến nhà đất, trích lục địa chính( trích lục bản đồ) là một mục rất quan trọng trong hồ sơ để có thể hoàn thiện thủ tục hành chính đất đai.

Nếu quý khách có bất cứ thắc thắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ trích lục bản đồ vui lòng liên hệ Tư vấn luật đất đai 19006512 để được luật sư của DFC tư vấn.

 

Tìm hiểu thêm:

Vậy, trích lục bản đồ địa chính là gì, xin trích lục hồ sơ địa chính ở đâu hay sổ đỏ và trích lục bản đồ địa chính có liên quan như thế nào? Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau:



Hướng dẫn Trích lục bản đồ địa chính đất đai năm 2021

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai 2013
  • Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai

Nội dung tư vấn:

1. Trích lục là gì? Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về trích lục được quy định trong các văn bản pháp luật. Nhà nước mới chỉ quy định duy nhất trích lục hộ tịch trong Luật hộ tịch 2014. Theo đó Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, có thể hiểu căn bản rằng trích lục là bản sao giấy tờ, hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có yêu cầu xin trích lục.

Có 2 loại trích lục:

  • Trích lục là bản sao cấp từ sổ gốc;
  • Trích lục là bản sao được chứng thưc từ bản chính.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014 quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính sẽ bao gồm những thông tin về thửa đất:

  • Số thứ tự thửa đất, địa chủ thửa đất, tờ bản đồ;
  • Diện tích thửa đất;
  • Mục đích sử dụng đất;
  • Tên người sử dụng đất và địa chỉ đăng kí thường trú;
  • Các thay đổi, biến động của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thửa đất: sơ đồ thửa đất và chiều dài rộng thửa đất.

Từ các thông tin trên ta có thể thấy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức sao chép và thể hiện lại thông tin, xác thực thông tin thửa đất.

>> Thủ tục sang tên sổ hồng cho con mới nhất

Dịch vụ Trích lục bản đồ địa chính - 19006512

Dịch vụ Trích lục bản đồ địa chính - 19006512

2. Xin trích lục hồ sơ địa chính ở đâu?

Theo điều 29 Thông tư 24/2014 quy định về hồ sơ địa chính quy định về phân cấp quản lí hồ sơ địa chính trong đó có văn phòng đăng ý đất đai cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trích lục hồ sơ địa chính nếu như người dân có yêu cầu.

Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai hoặc văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:

  • Bản lưu giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
  • Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng kí của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng kí đất đai
  • Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng kí, cấp giấy chứng nhận
  • Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản sao bản đồ địa chính sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

   Theo thông tư 02/2014 thì phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính sẽ không quá 15.000 đồng/1 lần

>> Đất 50 năm có làm được sổ đỏ không?

3. Sổ đỏ và trích lục bản đồ địa chính

Đối với một mảnh đất chưa có sổ đỏ, trích lục bản đồ địa chính thửa đất đó là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi đăng ký lần đầu giấy chứng nhận và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích đo địa chính thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính.

Ngoài ra, việc cấp lại đăng kí đất đai cũng cần trích lục bản đồ. Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi bị mất và yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích đo địa chính thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính đối với trường hợp chưa trích đo địa chính thửa đất và chưa có bản đồ địa chính.

Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật DFC về vấn đề trích lục bản đồ địa chính. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 để được tư vấn giải đáp.

Công ty Luật DFC được thành lập từ năm 2004, với 15 năm kinh nghiệm và có đội ngũ nhân viên là các luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Mẫu giấy tặng cho quyền sử dụng đất viết tay

Hướng dẫn chi tiết thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay hợp pháp

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.