Trong cuộc sống diễn ra hằng ngày việc xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại diễn ra hết sức phổ biến, đặc biệt trong mảng kinh doanh thương mại các doanh nghiệp làm ăn với nhau thông qua hợp đồng kinh tế chính vì vậy mà tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng kinh tế giữa các bên giao kết. Vậy tranh chấp hợp đồng là gì? Các dạng tranh chấp phổ biến? Các cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;…
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng - 19006512
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tiến hành làm rõ các nội dung này hy vọng nó hữu ích với bạn đọc, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC.
Về bản chất tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên khi tham gia quan hệ Hợp đồng hợp tác cùng nhau liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng đã định.
Tranh chấp Hợp đồng là việc các bên không thống nhất với nhau về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách giải quyết hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm đó (trong khi Vi phạm hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên hành xử trái với các cam kết trong Hợp đồng).
- Phát sinh tranh chấp trực tiếp từ quan hệ hợp đồng cho nên các bên tranh chấp luôn thuộc quyền quyết định (tức là bên trong Hợp đồng);
- Mang yếu tố tài sản vật chất hoặc tinh thần và gắn lợi ích của các bên tranh chấp;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là bình đẳng và thoả thuận.
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp thương mại được chia ra làm 05 loại. Đó là:
- Được thực hiện theo cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp tự bàn bạc, thống nhất để giải quyết những bất đồng mà không có sự hiện diện của bên thứ ba;
- Quá trình thương lượng giữa các bên không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết;
- Với phương thức này, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi thỏa thuận của các bên trong tiến trình đàm phán.
- Tham gia với bên thứ ba với tư cách trung gian để tìm cách giải quyết tranh chấp;
- Quá trình hòa giải của các bên tranh chấp không bị chi phối bởi các quy định rập khuôn và bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải;
- Cũng giống như phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực hiện các cam kết của các bên trong quá trình đàm phám, hòa giải.
- Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền của tòa án;
- Phán quyết của Tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước;
- Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ qua hai cấp xét xử.
- Được tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp và vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài;
- Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là trọng tài viên;
- Là phương thức đảm bảo quyền tự quyết cao nhất của các bên khi các bên tranh chấp có thể thỏa thuận, thống nhất lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng;
- Việc giải quyết không công khai, đảm bảo bí mật.
*Luật sư DFC tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng:
✔ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;
✔ Xác định căn cứ và cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp;
✔ Tiếp xúc và đàm phán với các bên liên quan trong việc tranh chấp hợp đồng;
✔ Tổ chức thương lượng, hoà giải, đại diện hòa giải cho các bên tranh chấp hợp đồng;
✔ Thu thập tài liệu, chứng cứ, cung cấp thông tin để giải quyết tranh chấp;
✔ Ủy quyền Luật sư gặp gỡ, trao đổi với cơ quan trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp của quý khách.
-------------
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng thương mại, hy vọng nó hữu ích với bạn đọc, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC. Trân trọng cảm ơn !
LS. Lê Minh Công