An toàn là một trong những cơ bản của con người để được an toàn khi đối mặt với hiểm nguy hay do bị đe dọa thì buộc con người phải có hành động phòng vệ, tự vệ để đảm bảo được sự an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh. Tuy nhiên đôi khi có những hành vi phòng vệ phản kháng quá đà, mất đi sự kiểm soát dẫn tới hậu quả nghiêm trọng để lại hệ lụy xấu gây ảnh hưởng không tốt tới xã hội.
Chính vì vậy mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định về vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Việc quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về vấn đề vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn khá hạn chế và rất chung chung, do đó thông qua bài viết này Luật sư DFC mong muốn truyền tải và phổ biến cho bạn đọc kiến thức pháp luật về vấn đề này. Mời bạn đọc liên hệ qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với luật sư DFC.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của BLHS năm 2015 thì Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là hành vi thực hiện việc chống trả một cách rõ ràng quá mức độ cần thiết, nó không phù hợp đúng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây xâm hại.
Phân tích sơ lược theo khái niệm của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có thể thấy được rằng các nhà làm luật hướng đến rằng hành vi mà người thực hiện vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng nó ở mức cao hơn, quyết liệt hơn hành vi ban đầu mà nạn nhân gây ra cho người phạm tội, hậu quả của hành vi này xảy ra trầm trọng hơn so với hậu quả của hành vi thực tế mà nạn nhân muốn gây ra cho người phạm tội.
Ví dụ: Anh A ăn trộm chiếc xe máy của anh B anh B thấy vậy liền dùng dao chém nhiều nhát vào người anh A hậu quả là anh A tử vong.
Về trách nhiệm hình sự thì những người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Việc thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ tại điểm c Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại về dân sự khi thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng căn cứ vào Điều 594 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng sẽ phải bồi thường thiệt hại những tổn thất do chính hành vi mình gây ra.
Trên thực tế để xác định trách nhiệm cũng như hình phạt của người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng vô cùng khó khăn bởi để đánh giá được có hay không hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác như: hành vi của nạn nhân, các yếu tố về tâm lý, động cơ của người phạm tội và nạn nhân, diễn biến thực tế,…
Trên đây là những vấn đề cơ bản mà Luật sự DFC muốn truyền tải đến bạn đọc, hy vọng bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Mời bạn đọc liên hệ qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!