Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án theo thủ tục luật định ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lí tài sản để trả nợ cho các chủ nợ. Cùng Luật sư DFC tìm hiểu về thủ tục phá sản trong bài viết dưới đây.
Trình tự giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp - Luật sư DFC
Theo quy định của Luật phá sản 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, người có quyền, nghĩa vụ tại Điều 5 Luật phá sản nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản.
Người yêu cầu có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi đến Tòa qua đường bưu điện.
Lưu ý, tùy vào từng chủ thể yêu cầu mà đơn sẽ có nội dung khác nhau, người yêu cầu nên tham khảo các mẫu đơn ở Tòa án thụ lý giải quyết
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cá nhân có quyền, nghĩa vụ, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn, nếu đơn hợp lệ Tòa sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc không sửa đơn theo yêu cầu thì Tòa án tiến hành trả lại đơn.
Lưu ý: Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật hiện nay là 1.500.000 đồng (Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
Những trường hợp không phải nộp tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí:
- Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi Doanh nghiệp hết thời hạn thanh toán mà chưa tiến hành thanh toán
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Khi đơn hợp lệ, nhận được biên lai thanh toán lệ phí, Tòa án nhân dân ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tiếp đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và gửi cho các bên liên quan (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, người yêu cầu, người liên quan, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản như tuyên bố hợp đồng, giao dịch vô hiệu; tạm ngừng thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt, Tòa án sẽ tiến hành kiểm kê lại tài sản hiện có của doanh nghiệp, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách cá nhân/tổ chức mắc nợ…
Tòa án Triệu tập Hội nghị chủ nợ theo quy định tại điều 75 đến điều 86 Luật phá sản 2014
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp, phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Đề nghị tuyên bố Doanh nghiệp phá sản.
Sau khi đề ra phương án phục hồi kinh doanh, doanh nghiệp không thực hiện được hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong nghị quyết của Hội nghị chủ nợ nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
- Thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc thanh lý tài sản cho các đối tượng pháp luật quy định theo thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 Luật phá sản 2014).
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật sư DFC về "Thủ tục phá sản của doanh nghiệp". Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.
Xem thêm:
Phải xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản như thế nào?
Hướng dẫn thi hành quyết định tuyên bố phá sản
LS. Lê Minh Công