Hiện nay, với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn có một cơ sở đại diện của mình tại Việt Nam để thuận tiện cho việc thực hiện các hoạt động cần thiết tại nước sở tại. Chi nhánh và Văn phòng đại diện là hai hình thức có nhiều điểm tương đồng, do đó rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn chọn lựa khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, việc hiểu rõ được chi nhánh và Văn phòng đại diện có những đặc điểm gì sẽ giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn tốt nhất phù hợp với mục đích của mình.
Xem thêm:
Tư vấn Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Tư vấn chi tiết Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện
So sánh chi nhánh và Văn phòng đại diện
Điều kiện tiên quyết muốn thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại VN là doanh nghiệp nước ngoài phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận. Cả chi nhánh và VPĐD đều có những đặc điểm sau:
Ngoài những đặc điểm chung trên, thì chi nhánh và VPĐD có sự khác biệt sau:
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện |
CSPL | Khoản 1 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 | Khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 |
Nhiệm vụ | Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, đại diện theo ủy quyền. | Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. |
Phạm vi hoạt động | Có chức năng kinh doanh, sản xuất, thực hiện hoạt động sinh lợi. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. | VPĐD không thực hiên chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ được thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại. |
Phạm vi thành lập | Thành lập trong phạm vi ranh giới quốc gia. | Thành lập có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. |
Điều kiện thành lập | Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký. | Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký. |
Nghĩa vụ tài chính | Độc lập với công ty mẹ | Phụ thuộc tài chính |
Trên đây là nội dung về So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty Luật DFC. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn đọc quan tâm tới Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của DFC hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006512 để được tư vấn miễn phí
Trân trọng!!!
Bài viết liên quan:
Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tư vấn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Chấm dứt hoạt động chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam