Hết khả năng trả tiền có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:21 - 21/02/2020

Hiện nay, nhu cầu vay tiền thông qua chính sách của từng ngân hàng theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan thì đây là một quy định mang tính thời đại. Tuy nhiên, việc vay tiền ngân hàng mà sau đó không có khả năng chi trả thì có thể kết luận việc không có khả năng trả tiền ngân hàng có phải tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng không? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn pháp luật của Công ty Tư vấn Luật DFC xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên như sau:
Mọi thắc mắc về pháp luật quý khách có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được luật sư tư vấn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Nội dung tư vấn

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng là một trong những tội danh trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Thông thường, trong những quy định của pháp luật liên quan đều có những chế tài đối với việc cá nhân hoặc tổ chức vay tiền mà không trả. Trong đó, tồn tại hai dạng chế tài chủ yếu: chế tài về mặt hình sự và chế tài về mặt dân sự.

1. Chế tài về mặt hình sự - tội chiếm đoạt tài sản ngân hàng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

So với những quy định trước đây của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Bộ luật Hình sư năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định chi tiết và rõ ràng những cấu thành tội phạm các tội danh, điển hình trong đó là các tội danh liên quan đến yếu tố chiếm đoạt tài sản.

Việc một người thực hiện việc vay tiền qua ngân hàng rồi không có khả năng chi trả. Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khi một cá nhân hoặc một tổ chức vay tiền tại một ngân hàng thì đều phải thông qua một hợp đồng vay vốn. Đây là điểm mấu chốt để phân biệt giữa các tội danh chiếm đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự với nhau.

Việc vay tiền ngân hàng mà không trả nếu cấu thành tội phạm sẽ không phải là tội danh về lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi yếu tố chiếm đoạt này xảy ra sau khi thông qua một hợp đồng vay mà lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì yếu tố chiếm đoạt được hình thành từ trước khi việc lừa đảo xảy ra. Do đó, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đó là cấu thành tội phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175.

 Cụ thể, theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì nếu giá trị tài sản vay từ 04 triệu đồng trở lên đến dưới 50 triệu hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan về các hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về các tội danh trong các nhóm tội mang tính chất chiếm đoạt tài sản mà thông qua hợp đồng vay tiền thuộc một trong các trường hợp sau:

  - Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó (chẳng hạn cho con cái số tiền đó để mua nhà, làm nhà…) hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

  - Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (chẳng hạn như đánh bạc, mua bán ma túy…) dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Bên cạnh việc bị xử lý chế tài về mặt hình sự, người có hành vi tội chiếm đoạt tài sản ngân hàng còn phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Chế tài về mặt dân sự - không đủ yếu tố cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tài sản

Người vay tiền của ngân hàng mà không trả được mà người đó không có dấu hiệu tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như trên thì người đó chỉ phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự. Chẳng hạn lý do người đó không trả được tiền là lý do về mặt kinh tế (do làm ăn thua lỗ, đầu tư không thành…).

Căn cứ vào Điều 466, 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đến hạn trả tiền thì người vay phải có nghĩa vụ trả. Trường hợp quá hạn không trả mà các bên không có thỏa thuận về tiền lãi quá hạn thì số tiền lãi quá hạn bằng 10%/năm.

Trường hợp này thì người vay chỉ phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự, bao gồm cả trách nhiệm về mặt trả tiền lãi cũng như trả đúng số tiền gốc mà không phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.



Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.