Hiện tại, cuộc sống gia đình chúng tôi có nhiều mâu thuẫn. Từ khi lấy nhau, chồng tôi thường xuyên đánh đập, chửi bới, khiến tôi tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi muốn quyết định ly hôn để tránh ảnh hưởng đến cháu và muốn thoát khỏi cảnh bị chồng hành hạ, đánh đập thường xuyên. Luật sư cho tôi hỏi về Hồ sơ, thủ tục ly hôn do bạo lực gia đình như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục ly hôn do bạo lực gia đình
Luật sư tư vấn:
Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Công ty luật DFC chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định rõ ràng tại Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, khoản Điều 51 đã quy định rất rõ ràng về việc bạn hoàn toàn có quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn khi bị chồng bạo hành. Cùng đó, khoản 1 điều 56 Luật HNGĐ 2014 cũng có quy định bạo lực gia đình là căn cứ để ly hôn:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu đời sống hôn nhân của vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng, chung sống không thể kéo dài, không đạt được mục đích chung thì chị hoàn toàn có quyền nộp đơn xin ly hôn. hôn.
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu của tòa án);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);
+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng(có chứng thực);
+ Bản sao giấy khai sinh của các con (có chứng thực) nếu yêu cầu Tòa án giải quyết về con chung;
+ Bản sao có chứng thực các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng (nếu yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương;
Bước 2: Nộp đơn ly hôn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết;
Bước 3: Tòa án thông báo nộp tiền án phí và thụ lý đơn ly hôn;
Bước 4: Lấy lời khai, hòa giải và đưa vụ án ra xét xử;
Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn;
Bước 6: Nhận bản án.
Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ ly hôn nhanh của DFC với các bước, thời gian được rút ngắn, giúp bạn có thể mau chóng giải thoát cảnh bị bạo lực gia đình hàng ngày:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ;
Bước 2: Nộp tiền án phí và thụ lý vụ án;
Bước 3: Hòa giải vụ án và chờ nhận quyết định.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn; Trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải xét nguyện vọng. (Trong trường hợp của tôi, cả hai con đều trên 7 tuổi)
Như vậy, Tòa án căn cứ vào điều kiện kinh tế của hai bên, xem xét cá nhân ai là người có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con sẽ giao cho bên đó.
- Về tài sản riêng: Thì của ai chia cho người đó;
- Việc chia tài sản chung khi ly hôn:
+ Do các bên thoả thuận; Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia thành hai phần, nhưng có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này. Công việc của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động được trả công;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; ai nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải trả cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
+ Việc thanh toán nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng do vợ chồng thoả thuận; Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi với vấn đề của chị, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được giải đáp. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công