Hành vi lấn chiếm đất là gì và hình thức xử lý

Luật Sư: Lê Minh Công

10:19 - 24/12/2019

Có thể thấy rằng, hành vi lấn chiếm đất đai (hành vi lấn chiếm đất của người khác, lấn chiếm đất xây dựng trái phép…) diễn ra ngày càng phổ biến; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Vậy xử lý hành vi lấn chiếm đất đai như thế nào, kiện lấn chiếm đất đai hay mẫu đơn lấn chiếm đất đai ra sao, bài viết dưới đây xin chỉ ra và làm rõ cho bạn đọc những vấn đề cơ bản liên quan đến vấn đề này, mong phần nào giúp ích cho bạn đọc!

Tìm hiểu thêm: 

1. Lấn chiếm đất là gì? 

Hành vi lấn chiếm đất đai trước tiên phải được hiểu bao gồm hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất, cụ thể căn cứ vào khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

  • Hành vi lấn đất được hiểu là hành vi mà người sử dụng đất đã chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được sự cho phép hoặc đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người sử dụng hợp pháp phần diện tích đất bị lấn đó.
  • Hành vi chiếm đất được hiểu là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp cụ thể như sau:
  • Hành vi tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
  • Hành vi tự ý sử dụng đất của cơ quan, tổ chức cá nhân khác mà không được các cơ quan, tổ chức và cá nhân này cho phép;
  • Hành vi sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất nhưng đã hết thời hạn sử dụng và không được gia hạn sử dụng, ngoại trừ trường hợp là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp đó;
  • Hành vi sử dụng đất trên thực địa mà người sử dụng chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo trình tự, thủ tục luật định.
  • Cụ thể, các hành vi lấn chiếm đất đai của người khác, lấn chiếm đất đai xây nhà… là các hành vi lấn chiếm đất đai phổ biến, cụ thể bị xử lý như phân tích dưới đây. 

2. Xử lý lấn chiếm đất đai như thế nào?

Trước tiên, phải hiểu rằng, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi lấn chiếm đất đai mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Lấn chiếm đất bị xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì tùy từng trường hợp lấn chiếm đất (đối với các loại đất bị lấn chiếm cụ thể; và diện tích đất bị lấn chiếm) mà bị xử phạt hành chính, cụ thể khái quát như sau:

  • Hành vi lấn chiếm đất đai đối với đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, diện tích đất bị lấn chiếm dưới 0,05 héc ta đến 1 héc ta trở lên: Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 70 triệu
  • Hành vi lấn chiếm đất đai đối với đất nông nghiệp (trừ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất taị nông thôn), diện tích đất bị lấn chiếm dưới 0,05 héc ta đến trên 1 héc ta: Phạt tiền từ 3 triệu đến 120 triệu
  • Hành vi lấn chiếm đất đai đối với đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại nông thôn, diện tích đất bị lấn chiếm dưới 0,05 héc ta đến trên 1 héc ta: Phạt tiền từ 3 triệu đến 150 triệu…

Đặc biệt, cần lưu ý rằng, đối với trường hợp lấn chiếm đất đai thuộc đất hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ (lấn chiếm đất giao thông), lấn chiếm đất quốc phòng… thì hình thức và mức xử phạt theo quy định của pháp luật về lấn chiếm đất đai xử phạt vi phạm hành chính còn tuân theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó. 

Ngoài ra, người thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp…

Tội lấn chiếm đất đai:

Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc lấn chiếm đất đai đã bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích, mà còn tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệụ đến 500 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra, đối với trường hợp lấn chiếm đất có tổ chức, hoặc phạm tội 2 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì người lấn chiếm đất đai bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Đồng thời, người phạm tội lấn chiếm đất đai còn có thể chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu.

3. Kiện lấn chiếm đất đai

Hành vi lấn chiếm đất đai của người khác, lấn chiếm đất đai xây nhà… thì có thể khởi kiện bị khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, kiện lấn chiếm đất đai cần phải chú ý nội dung sau:

  • Kiện lấn chiếm đất đai buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã trước khi kiện ra tòa (căn cứ điều 202 Luật đất đai 2013). Do đó, người có đất đai bị lấn chiếm phải làm đơn đề nghị đến UBND xã giải tranh chấp đất đai.
  • Kiện lấn chiếm đất đai ở đâu: Kiện lấn chiếm đất đai phải kiện tại tòa án nơi có đất (khoản c Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Kiện lấn chiếm đất đai về hồ sơ khởi kiện: Cụ thể người kiện lấn chiếm đất đai làm đơn khởi kiện, cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh hành vi lấn chiếm đất đai của người bị kiện cho Tòa án, việc thụ lý và giải quyết kiện lấn chiếm đất đai sẽ theo quy định của luật tố tụng dân sự.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, ngoài việc kiện lấn chiếm đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự như trên thì còn có thể tố giác, báo tin đến cơ quan điều tra nếu hành vi lấn chiếm đất đai đó có dấu hiệu của tội phạm, khi đó việc tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (bộ luật tố tụng hình sự 2015).

4. Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Đơn lấn chiếm đất đai (khi thực hiện kiện lấn chiếm đất đai) phải trình bày đầy đủ nội dung, căn cứ chứng minh hành vi lấn chiếm đất đai…, cụ thể bạn đọc tham khảo mẫu đơn lấn chiếm đất đai như sau:

Đơn lấn chiếm đất đai là đơn đề nghị UBND xã giải quyết tranh chấp đất đai:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(v/v: giải quyết trạnh chấp đất đai)

Kính gửi: UBND xã..............................................

Tôi tên là: …...............................................

Sinh ngày:…..............................................

Số CMND/CCCD:..............................................

Địa chỉ:…..............................................

Tôi làm đơn này đề nghị UBND xã tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai giữa tôi/gia đình tôi và ông/bà:…..............................................................

Địa chỉ:….................................................................

Theo đó,…..................... (Trình bày nội dung, căn cứ hành vi lấn chiếm đất đai)

Đến nay, các bên không thể tự thương lượng, hòa giải được với nhau, vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã…............ Trình bày các yêu cầu giải quyết

Tài liệu gửi kèm:
- Giấy chứng nhận…
- Giấy tờ tài liệu khác chứng minh hành vi lấn chiếm

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai là đơn khởi kiện gửi Tòa án có thẩm quyền: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v: giải quyết trạnh chấp đất đai)

- Kính gửi: TAND…..............................................

Người khởi kiện: …...............................................

Sinh năm:…..............................................

Số CMND/CCCD;..............................................

Địa chỉ:…..............................................

Người bị kiện: …...............................................

Số CMND/CCCD:…..............................................

Địa chỉ:…..............................................


Nội dung yêu cầu khởi kiện như sau: 

1. Trình bày nội dung hành vi lấn chiếm đất đai

2. Trình bày yêu cầu Tòa án giải quyết (buộc chấm dứt thực hiện hành vi; buộc bồi thường….)

Tài liệu gửi kèm:
- Giấy chứng nhận…
- Giấy tờ tài liệu khác chứng minh hành vi lấn chiếm

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Như vậy, bài viết trên cơ bản chỉ ra và phân tích cho bạn đọc những vấn đề về lấn chiếm đất đai là gì, xử lý hành vi lấn chiếm đất đai ra sao, trình tự thủ tục kiện lấn chiếm đất đai và vấn đề về mẫu đơn lấn chiếm đất đai.

Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng hoặc phát sinh trong lĩnh vực luật đất đai nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn luật đất đai nhà ở số 1900 6512 của Công ty luật DFC, đội ngũ chuyên gia, luật sư am hiểu pháp luật sẵn sàng giải đáp, tháo mắc khó khăn cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.