BHXHVN - Chế độ ốm đau là gì? Mức hưởng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:59 - 07/08/2020

(Chế độ ốm đau BHXHVN) Trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển do vậy nhu cầu tuyển dụng người lao động làm việc là rất lớn, bên cạnh đó khi làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị… người lao động không thể không tránh khỏi các vấn đề về ốm đau, bệnh tật. Vậy để được hưởng Chế độ ốm đau người lao động cần phải đáp ứng được những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Thời gian cũng như mức hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

1. Chế độ ốm đau là gì?

Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào quy định một cách cụ thể về khái niệm Chế độ ốm đau BHXH, nhưng có thể hiểu theo hướng như sau: "Chế độ Bảo hiểm xã hội ốm đau là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ốm đau."

Như vậy, qua khái niệm trên có thể thấy rằng khi người lao động làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đợn vị nào khi bị ốm đau có họ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật. 

Chế độ ốm đau

2. Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau là gì?

Hiện nay căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng trên muốn hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động hoặc đang điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thuộc một trong các trường hợp trên.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động?

*Thứ nhất, người lao động đang mắc bệnh không nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

- Thời gian tối đa để người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong một năm như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì người lao động được hưởng:

  • Tối đa 30 ngày/năm (Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm);
  • Tối đa 40 ngày/năm (Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm);
  • Tối đa 60 ngày/năm (Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên).

- Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: Người lao động được nghỉ thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.

*Thứ hai, người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Thời gian người lao động được hưởng:

  • Người lao động được nghỉ theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế.
  • Người lao động được nghỉ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).
  • Trường hợp người lao động được nghỉ quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

*Thứ ba, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

Thời gian người lao động được nghỉ chế độ ốm đau trong một năm đối với mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con

  • Tối đa 20 ngày làm việc đối với con dưới 03 tuổi và
  • Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Thời gian hưởng tối đa khi ốm đau trong một năm của mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần theo quy định. Thời gian này được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

4. Mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động?

*Trường hợp 1: Mức hưởng cho người lao động đang mắc bệnh không nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Mức hưởng:x=Tiền lương tháng đóng BHXH24 công×75%×Số ngày nghỉ

*Trường hợp 2: Mức hưởng cho người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Người lao động được hưởng, mức hưởng với 180 ngày đầu được tính theo tỷ lệ 75%/1 ngày nghỉ hưởng chế độ.

Mức hưởng:x=Tiền lương tháng đóng BHXH24 công×75%×Số ngày nghỉ

*Lưu ý: 

Người lao động ốm dài ngày >180 ngày. 

Những ngày sau được tính theo công thức:

 - Người lao động được hưởng 65% nếu đóng bảo hiểm xã hội > 30 năm

 - Người lao động được hưởng 55% nếu đóng bảo hiểm xã hội 15năm < t < 30 năm

 - Người lao động được hưởng 50% nếu đóng bảo hiểm xã hội < 15 năm

*Trường hợp 3: Mức hưởng cho người lao động khi con ốm đau

Mức hưởng đối với trường hợp người lao động có con ốm như sau: 

Mức hưởng:x=Tiền lương tháng đóng BHXH24 công×75% ×số ngày nghỉ

--------------------

Trên đây là toàn bộ những vấn đề cơ bản để người lao động có thể nắm được khi bản thân bị ốm đau khi làm việc. Nắm được các quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành sẽ giúp cho người lao động có thể được hưởng các quyền, lợi ích và giải quyết chế độ ốm đau một cách phù hợp và đúng đắn khi bản thân gặp phải.

Để nắm rõ hơn về vấn đề về chế độ ốm đau của bhxh cho người lao động, mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật Bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất. 

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

>>BHXHVN - Điều kiện, mức hưởng chế độ nghỉ con ốm đau mới nhất 2020
>>BHXHVN - Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.