Hợp đồng thi công xây dựng là dạng hợp đồng được thực hiện bởi hai hay nhiều bên trong thời gian khá dài và phức tạp. Hợp đồng có giá trị lớn, đối tượng phức tạp, hầu hết là các giao dịch trong tương lai. Vì thế, dễ xảy ra tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các tranh chấp trong xây dựng thường tập trung ở các vấn đề như: do vi phạm tiến độ, không bảo đảm chất lượng công trình; tranh chấp bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng; các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm công trình, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng…
Luật sư DFC với vai trò là một trong những tổ chức luật hoạt động chuyên sâu trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, trong đó có tranh chấp trong lĩnh vực thi công xây dựng. Do vậy, trong 17 năm cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, chúng tôi đưa ra một số ý kiến về các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp sau:
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng tại DFC - 19006512
- Tiến độ và chất lượng công trình là hai yêu cầu quan trọng nhất của một sản phẩm xây dựng và được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong hợp đồng thi công. Chất lượng công trình là để đảm bảo đến sự an toàn, anh ninh cho người sử công trình và cho cả những người xung quanh. Tiến độ là căn cứ xác định thời điểm, mốc thời gian hoàn thành như kế hoạch dự định; nếu vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như các hệ lụy khác phát sinh. Tuy nhiên, trong hoạt động thi công thực tế diễn ra, để đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ như thỏa thuận là việc không dễ thực hiện.
Theo số liệu thống kế 06 tháng đầu năm 2020 của Trung tâm thương mại quốc tế Việt Nam VIAC; vi phạm về chất lượng và tiến độ thi công chiếm 76%, vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng chiếm 17%, còn lại là các nguyên nhân khác. Theo Luật sư DFC chúng tôi nhận thấy, một số nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng, tiến độ công trình không đảm bảo như quy định là do: Năng lực về vốn, về con người, thiết bị công nghệ; do các yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; hoặc do nhà thầu quá coi trọng lợi ích kinh tế nên bỏ qua các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn công trình…Vậy khi xảy ra tranh chấp hướng giải quyết của các bên thế nào.
Về phía chủ đầu tư: Nếu việc vi phạm tiến độ, chất lượng công trình đúng là do lỗi của nhà thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy định hợp đồng, đối chiếu với các bản biên bản nghiệm thu, các kết luận lỗi đã được chủ đầu tư thông báo để làm việc yêu cầu nhà thầu có trách nhiệm giải quyết khắc phục thỏa đáng. Lưu ý rằng; mọi sai sót, lỗi kỹ thuật của nhà thầu Chủ đầu tư phải được lập thành văn bản và thông báo cho nhà thầu mới có căn cứ xem xét trách nhiệm.
Về phía nhà thầu: Nhà thầu cần chuẩn bị đầu đủ tài liệu, dẫn chứng để chứng minh việc xảy ra lỗi chất lượng là do yếu tố ngoài mong muốn. Nhà thầu đã cố gắng làm hết trách nhiệm, dùng mọi biện pháp, khả năng nhưng kết quả vẫn không đạt như thỏa thuận. Nên đề nghị chủ đầu tư xem xét giảm bớt trách nhiệm cho nhà thầu.
Về phía nhà thầu: Trên thực tế, việc nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ công trình là bởi Chủ đầu tư, hoặc do yếu tố khách quan mà không phải do nhà thầy gây ra. Chủ đầu tư đã thay đổi thiết kế, điều chỉnh lại thiết bị nguyên liệu đầu vào mà hai bên không hoặc chưa kịp làm văn bản thỏa thuận việc điều chỉnh này. Do đó, khi xảy ra sự cố như tiến độ chậm hơn, hoặc trong khi lắp đặt xây dựng có phát sinh một số lỗi không xử lý được. Chủ đầu tư căn cứ vào thực tế hiện trường sẽ kết luận công trình không đảm bảo.
Và khi đó nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với những sai sót này. Chính vì vậy, khi có bất kỳ sự thay đổi điều chỉnh nào từ chủ đầu tư, nếu hai bên không ký kết phụ lục, biên bản thỏa thuận việc này thì Nhà thầu cần phải có văn bản từ bên nhà thầu.
Về phía chủ đầu tư: Chủ đầu tư cần có đánh giá khách quan toàn diện, nếu không thiện chí mà vẫn cố tình yêu cầu phạt nhà thầu thì chắc chắn vụ việc sẽ phức tạp. Việc thương lượng đàm phán giữa chủ đầu tư nhà thầu rất khó; có thể phải nhờ cơ quan pháp luật giải quyết. Khi đó, kết luận đúng hay sai về bên nào thì chưa chắc, nhưng về kinh tế cả hai bên đều thiệt hại vì đều phải phát sinh các khoản chi phí không cần thiết cho các bên liên quan.
- Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì đây là loại tranh chấp hợp đồng xây dựng thường xảy ra giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Khi các nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thi công theo hợp đồng nhưng Chủ đầu tư lại không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng mà nhà thầu đã thi công hoặc có thể tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán.
- Để đảm bảo chứng minh hồ sơ của mình đủ điều kiện thanh toán, nhà thầu cần hoàn thiện đầy đủ các chứng từ như Biên bản nghiệm thu khối lượng, biên bản nghiệm thu thanh toán, Xuất đầy đủ hóa đơn GTGT, Gửi công văn đề nghị thanh toán đến Chủ đầu tư…
- Trường hợp hồ sơ của bạn chưa hoàn thiện các chứng từ chứng minh nghĩa vụ thanh toán, bạn cần có nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ trước khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp.
- Dạng tranh chấp do đơn phương chấm dứt hợp đồng là loại tranh chấp hợp đồng xây dựng thường xảy ra với tất cả các bên (bên Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công).
- Trong quá trình thi công xây dựng có thể do nhiều lý do khác nhau mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng sẽ xảy ra thiệt hai cho bên còn lại. Khi quyền và lợi ích của một bên bị xâm phạm thì hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
- Theo quy định của pháp luật dân sự: để chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại là có cơ sở , buộc bên bị vi phạm phải chứng minh đã có thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại.
Phần phân tích trên là một số thực tiễn về các tranh chấp hợp đồng xây dựng thường gặp. Hy vọng với những gì mà Luật sư DFC đã đưa ra sẽ giúp Quý khách hàng lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.
Để được tư vấn chi tiết về soạn thảo hợp đồng, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng và các hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với DFC qua Hotline 19006512.
LS. Lê Minh Công