Có nồng độ cồn trong máu khi lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:26 - 28/09/2020

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong máu thì sẽ bị xử lý như thế nào? Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện tại có tới 40% tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia. Rượu, bia là chất kích thích gây hưng phấn thần kinh, gây buồn ngủ, làm giảm khả năng quan sát các biển báo, tín hiệu cũng như các tình huống giao thông của người điều khiển phương tiện, không làm chủ được hành vi. Đặc biệt, tỷ lệ các vụ tai nạn gây tử vong liên quan đến rượu bia cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây tai nạn.

Xem thêm: Sử dụng điện thoại khi lái xe máy bị xử phạt như thế nào?

Có nồng độ cồn trong máu khi lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

Để hạn chế tình trạng tai nạn do rượu bia, Quốc hội đã ban hành Luật giao thông đường bộ 2008, các nghị định thông tư để hướng dẫn nhằm xử phạt các trường hợp sử dụng rượu bia, các chất kích thích làm xuất hiện nồng độ cồn trong máu. Vậy, trường hợp có nồng độ cồn trong máu khi lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Công ty Luật DFC xin gửi tới bạn đọc bài viết sau để cung cấp thêm thông tin các mức xử phạt vi phạm luật nồng độ cồn 2020 đối với người sử dụng rượu bia khi lái xe.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu khi điều khiển xe ô tô, các phương tiện tương tự ô tô

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

- Xử phạt từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ đối với trường hợp điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng;

- Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng với trường hợp điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; bị tước giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng;

- Trường hợp điều khiển phương tiện ô tô mà có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng; bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Nồng độ cồn trong máu khi lái xe bị xử phạt như thế nào?

2. Phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mà trong máu hoặc trong khí thở có nồng độ cồn khi lái xe nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; bị tước giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng;

- Trường hợp điều khiển xe mà trong máu hoặc trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Trong Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ quy định chung về việc nghiêm cấm việc điều khiển phương tiện mà vi phạm nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm:

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ nêu ra hành vi cấm mà chưa quy định rõ mức xử phạt nếu vi phạm. Mặt khác, theo quy định trong Luật giao thông đường bộ 2008 thì việc có nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện vẫn được cho phép, chỉ cần không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít hơi thở.

Tuy nhiên, trong Nghị định 100/2019 mới được Quốc hội ban hành gần đây, hành vi này đã bị cấm triệt để. Chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông. Nghị định được ban hành đã thể hiện được quyết tâm của Nhà nước ta trong việc ngăn chặn tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, giảm thiểu thương vong không đáng có.

Xem thêm: Chạy quá tốc độ với xe máy và ô tô phạt bao nhiêu năm 2020

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư tư vấn - Công ty Luật DFC. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn luật giao thông trực tuyến 1900.6512 để được tư vấn chi tiết. Công ty Luật DFC thành lập từ năm 2004, với hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn cho bạn một cách đầy đủ và cụ thể nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.