Có chuyển được mục đích sử dụng đất canh tác?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:39 - 02/12/2019

Có thể thấy rằng, đất canh tác là khái niệm được khá nhiều người sử dụng, tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu đất canh tác là gì hay hiểu các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất canh tác, cụ thể là vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất canh tác, liệu có được phép hay không? Xuất phát từ thực tế này, bài viết dưới đây xin đi phân tích, làm rõ cho bạn đọc khái niệm đất canh tác là gì, có chuyển được mục đích sử dụng đất canh tác không, rất mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

1. Đất canh tác là gì?

Đất canh tác chính là đất nông nghiệp, theo quy định tại Luật đất đai 2013 (Điều 10) thì đất canh tác (đất nông nghiệp) bao gồm các loại đất cụ thể như sau: 

  • Đất dùng để trồng cây hàng năm, tức là bao gồm đất dùng để trồng lúa hoặc trồng các loại cây hàng năm khác;
  • Đất dùng để trồng cây lâu năm;
  • Đất dùng để trồng rừng sản xuất;
  • Đất dùng để trồng rừng phòng hộ;
  • Đất dùng để trồng rừng đặc dụng;
  • Đất dùng để nuôi trồng thủy sản;
  • Các loại đất nông nghiệp khác, cụ thể bao gồm: đất dùng để xây dựng nhà kính hoặc các loại nhà khác nhằm mục đích phục vụ cho trồng trọt; hoặc đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;…

Như vậy, ta đã hiểu được đất canh tác là gì, cụ thể, đất canh tác chính là đất nông nghiệp và bao gồm các loại đất đã nêu trên.

2. Có chuyển được mục đích sử dụng đất canh tác?

  • Một là, được chuyển mục đích sử dụng đất canh tác nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyèn
  • Luật đất đai canh tác có quy định về chuyển mục đích sử dụng đất canh tác (Điều 57 Luật đất đai 2013), trong đó chỉ rõ các trường hợp chuyển mục đích từng loại đất canh tác phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể đã nêu trên như sau: 
  • Chuyển mục đích sử dụng đất canh tác là đất trồng lúa sang đất trông cây lâu năm hoặc sang đất trồng rừng, sang đất nuôi trồng thủy sản hoặc sang đất làm muối;
  • Chuyển mục đích đất canh tác là đất trồng các loại cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, sang đất làm muối hoặc sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, đầm hay hồ;
  • Chuyển đất canh tác là đất dùng để trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất sang đất sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất canh tác;
  • Chuyển từ đất canh tác sang đất phi nông nghiệp.

Đồng thời, ở đây, cần lưu ý rằng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt; và căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác (Điều 52 Luật đất đai 2013).

  • Hai là, được chuyển mục đích sử dụng đất canh tác mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chỉ cần đăng ký biến động đất đai)
  • Căn cứ Theo Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, thì được phép chuyển mục đích sử dụng đất canh tác mà không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
  • Chuyển mục đích sử dụng đất canh tác là đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác, cụ thể bao gồm: đất dùng để xây dựng nhà kính hoặc các loại nhà khác nhằm mục đích phục vụ cho trồng trọt; hoặc đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;… 
  • Chuyển mục đích sử dụng đất canh tác là đất dùng để trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất canh tác là đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

Như vậy, bài viết trên cơ bản đã làm rõ cho bạn đọc thế nào là đất canh tác, đất canh tác bao gồm những loại nào; có chuyển được mục đích sử dụng đất canh tác hay không… Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến luật đất đai canh tác, chuyển mục đích sử dụng đất canh tác, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí  1900 6512 của Công ty luật tư vấn luật DFC để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn miễn phí, giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.