BHXHVN - Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:41 - 19/08/2020

Khi đi làm việc người lao động cũng có một khoảng thời gian ốm đau bệnh tật, pháp luật hiện hành cho phép người lao động được nghỉ dưỡng sức sau khoảng thời gian ốm đau, từ đó nhằm đáp ứng sức khoẻ cho công việc của mình. Vậy chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau được pháp luật quy định như thế nào?

Xem thêm: BHXHVN - Chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2020

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Bài viết dưới đây của Văn phòng luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

1. Thời gian nghỉ chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2020?

Pháp luật bảo hiểm hiện nay có quy định về thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau, cụ thể là căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau như sau: 

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 01 năm theo quy định, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày/năm. Chi tiết:

  • Được nghỉ Tối đa 10 ngày đối với người lao động có sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
  • Được nghỉ tối đa 07 ngày đối với người lao động có sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phẫu thuật.
  • Nghỉ bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Cần lưu ý:

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau của người lao động bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Trong trường hợp nếu thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2020? 

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, thì người lao động nghỉ chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau được trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Tính từ 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP) thì theo đó mỗi ngày, người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức: 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.

Tính từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết số 86/2019/QH14) thì theo đó mỗi ngày, người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức: 30% x 1.600.000 đồng = 480.000 đồng.

Trong khoảng thời gian sau 20 ngày nộp hồ sơ, người lao động được hưởng trợ cấp: 

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH nêu rõ, hồ sơ để cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau cho người lao động là danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo (Mẫu 01B-HSB) của người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp, Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả các chế độ cho người lao động.

Như vậy, hiện nay Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định rất rõ ràng và cụ thể về chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau cho người lao động, nắm được các quy định trên của pháp luật giúp người lao động thuận lợi hơn trong việc làm thủ tục hưởng chế độ khi đang làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất. 

Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Xem thêm: BHXHVN - Hồ sơ, thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020

Tư vấn chế độ nghỉ dưỡng sau ốm đau

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.