Hiện nay khi người lao động đi làm việc trong các môi trường độc hại, nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tính mạng, sức khoẻ cao, do đó pháp luật đã quy định về các trường hợp người lao động sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Vậy chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp được pháp luật về bảo hiểm quy định như thế nào?
Xem thêm: BHXHVN - Bệnh nghề nghiệp và thủ tục hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
Chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
- Trong thời đại điện nay những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, tính kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật;
- Những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản, có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và được áp dụng từ 01/01/2018;
- Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hay hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, là học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Là những người quản lý doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
*Những điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động khi có đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Điều kiện người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Điều kiện người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị);
- Điều kiện người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Những trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn.
*Những điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Những người lao động bị các bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Đối với trường hợp những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
- Các điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần như: Đối với người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-30%.
- Các điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng như: Người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
- Các điều kiện để người lao động hưởng trợ cấp phục vụ như: Những người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà người lao động bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.
- Trường hợp NLĐ được hưởng trợ cấp hàng tháng = {0,3*Lương cơ sở + 0,02*(m-31%*Lương cơ sở} + {0,005*Lương + 0,003*(t-1)*Lương}
- Trường hợp NLĐ được hưởng trợ cấp 1 lần = {5*Lương cơ sở + 0,5*(m-5%)*Lương cơ sở} + {0,5*Lương + 0,3*(t-1)*Lương}
Theo đó có thể thấy:
m: là tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động của người lao động
t: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động / năm.
Lương: là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
*Khoản trợ cấp phục vụ:
Trong trường hợp người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt hoặc mù 2 mắt, thì ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung theo quy định.
*Khoản trợ cấp một lần khi chết:
Đối với người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần bị chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ngoài được hưởng theo chế độ tử tuất đã quy định thì ngoài ra họ còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm mà người lao động chết.
*Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người lao động:
Nếu người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng tổng cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
*Thời điểm hưởng trợ cấp cho người lao động
Hiện nay thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong và ra viện hoặc tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp người lao động không điều trị nội trú.
Trong trường hợp người lao động giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động, thì thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động được điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc tính từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp người lao động không điều trị nội trú.
Như vậy, có thể thấy rằng trong bối cảnh hiện nay chế độ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là một trong những chế độ được người lao động quan tâm khi làm việc trong các môi trường độc hại và nguy hiểm hay các gặp phải rủ ro khi tham gia lao động, bên cạnh đó để được hưởng chế độ và các khoản trợ cấp người lao động cũng cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công