Khi không có nhu cầu hoạt động Thương nhân nước ngoài muốn chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Việt Nam. Sau đây, DFC đưa ra một số tư vấn cho quý khách trong quá trình thực hiện thủ tục như sau:
Xem thêm: Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện; Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
– Thông tư số 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP
Theo quyết định của công ty ở nước ngoài
Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật quốc gia đặt trụ sở
Hết thời hạn hoạt động của chi nhánh mà không gia hạn, hoặc không được gia hạn
Bị thu hồi giấy phéo thành lập chi nhánh
Chi nhánh không đủ điều kiện thành lập theo điều 8 nghị định 07/2016/NĐ-CP
Khi thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời Chi nhánh có nghĩa vụ thực hiện, chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng với các đối tác, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đang làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện chấm dứt hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điều 36 nghị định 07/2016/NĐ-CP bao gồm:
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 11/2016/TT-BTC do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp Chi nhánh này bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập;
– Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép về việc không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan nhà nước (đối với trường hợp Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập);
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của họ;
– Bản chính Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh.
Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp/qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cho chi nhánh.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện tối đa một lần trong toàn bộ quá trình giải quyết hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC nội dung thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay.Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.
Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công
-----------------------
Liên quan đến nội dung chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty nước ngoài, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:
1. Bảo hộ tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành