Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh

Luật Sư: Lê Minh Công

10:16 - 17/04/2021

Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi cách phân chia lợi nhuận trong hợp tác kinh doanh là gì? Tôi muốn làm biên bản phân chia lợi nhuận thì phải làm thế nào? Mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.

Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh
Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh - 19006512

1. Phân chia lợi nhuận trong kinh doanh là gì? 

Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới DFC, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

*Phân chia lợi nhuận trong kinh doanh được quy định theo pháp luật như sau:

Theo Luật doanh nghiệp 2014 Điều 69: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.”

Theo Luật doanh nghiệp 2014 Điều 50, thì đối với các công ty TNHH, các thành viên “được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

Các thành viên sẽ được chia lợi nhuận nếu khi góp vốn các thành viên có thỏa thuận về lợi nhuận và phải được ghi vào Điều lệ công ty. Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận thì việc chia lợi nhuận sẽ theo quy định chia theo "tỷ lệ phần vốn góp" trong Luật doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ quy định trong Điều lệ Công ty và hạn chế tối đa rủi ro khi có tranh chấp về lợi nhuận giữa các thành viên, bởi vì Luật quy định về nguyên tắc phân chia lợi nhuận phải được quy định trong Điều lệ của Công ty, mà Điều lệ của Công ty chính là Luật con của Doanh nghiệp.

Các thành viên trong công ty sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với số phần vốn đã góp sau khi công ty đã nộp đầy đủ tiền thuế, các nghĩa vụ tài chính khác.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

2. Góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì lợi nhuận được chia như thế nào?

- Nếu các thành viên góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì các thành viên chỉ được nhận số lợi nhuận tương ứng với số phần vốn đã góp.

Ví dụ: Khi thành lập công ty, Ông B cam kết góp vốn 10 tỷ đồng và chiếm 10% vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên sau 90 ngày khi công ty đã nhận được GCN ĐKKD, ông B chỉ mới góp có 1 tỷ đồng tương ứng 1% vốn điều lệ thì đương nhiên Ông B chỉ được 1% lợi nhuận so với số vốn mà Ông B đã góp. Và đồng thời khi công ty hoạt động, Ông B phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các thiệt hại, nghĩa vụ phát sinh tương ứng với số vốn mà Ông B đã cam kết góp (10 tỷ/10%) do Ông B chậm góp vốn.

- Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên và Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần là người có quyền quyết định phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý nếu thua lỗ.

- Khi Công ty không thanh toán hoặc không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ liên quan đến tài sản khác khi đến hạn thì Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận.

- Như vậy, kể cả loại hình Doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì khi đăng ký thành lập công ty, lợi nhuận công ty đều sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp. Có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản có giá trị khác được tính bằng tiền.

3. Biên bản phân chia lợi nhuận cho các thành viên khi hợp tác kinh doanh: 

       CÔNG TY CỔ PHẦN…                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: … - BB/CP…                                        …, ngày ....tháng ... năm ....

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ...................

( V/v: ………………...)

Hôm nay, ngày............................. , tại trụ sở: …

Địa chỉ trụ sở công ty:..........................................................................................................

Điện thoại:.............................................................................................................................

Công ty Cổ phần...................... tổ chức họp theo sự triệu tập của Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông................................

Thời gian tiến hành cuộc họp bắt đầu từ: 8.00h đến 11.00h

Chủ toạ cuộc họp: ................

Thư ký cuộc họp: ................

Thành phần tham dự cuộc họp cụ thể:…

1. Ông Nguyễn Văn A – Cổ đông sáng lập (Nắm giữ ………… cổ phần chiếm ……… tổng vốn điều lệ, tương ứng với ……………… số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết);

2. Ông Nguyễn Văn B – Cổ đông sáng lập (Nắm giữ ………… cổ phần chiếm ……… tổng vốn điều lệ, tương ứng với ……………… số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết);

3. Ông Nguyễn Văn c – Cổ đông sáng lập (Nắm giữ ………… cổ phần chiếm ……… tổng vốn điều lệ, tương ứng với ……………… số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết);

4. Bà Nguyễn Thị C – Cổ đông sáng lập (Nắm giữ ………… cổ phần chiếm ……… tổng vốn điều lệ, tương ứng với ……………… số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết).

..................

Ban tổ chức Đại hội công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu:

+ Số cổ đông có mặt:.....................................................

+ Số cổ đông vắng mặt:.................................................

+ Số cổ đông được uỷ quyền:.......................................

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, Đại hội cổ đông có đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật.

Nội dung của cuộc họp:............................................................

DIỄN BIẾN CUỘC HỌP

I. Chủ toạ cuộc họp, Ông … đọc dự thảo Quyết định …………… với nội dung cụ thể như sau:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

II. Thảo luận.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

III. Biểu quyết

Các thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết nhất trí về nội dung cụ thể của dự thảo Quyết định.

Tán thành: 100% cổ đông dự họp tán thành tương đương 100% phiếu biểu quyết.

Không tán thành: không.

Ý kiến khác: không.

Biên bản này được đọc lại tại Đại hội và được toàn thể Hội đồng nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về Cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.