Kính chào bạn đọc! hiện nay thực trạng ly hôn đơn phương diễn ra rất nhiều song không phải ai cũng có thể hiểu rõ và áp dụng thực tế được pháp luật để giải quyết vấn đề của mình, dưới đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi đến Luật sư DFC, Chúng tôi Xin giải đáp như sau.
Tìm hiểu thêm:
Kính chào luật sư! Em tên A ở HN năm nay em 28 tuổi. Em và vợ em cưới nhau từ năm 2018 sau 02 năm chung sống rất bình thường thì vừa qua em phát hiện vơ em ngoại tình với 1 người khác từ rất lâu rồi, sau rất nhiều lần nói chuyện với nhau em và vợ gần như không thể tiếp tục với nhau được nữa. Em thì muốn ly hôn để giải thoát cho cả 2, còn cô ấy thì lại không muốn ly hôn. Vừa qua em làm đơn nhưng cô ấy nhất quyết không chịu ký. Vậy nếu như vợ không chịu ký đơn ly hôn thì Tòa án có giải quyết ly hôn cho em không ạ?. Em cảm ơn luật sư rất nhiều.
Luật sư DFC luôn sẵn sàng gài đáp mọi thắc mắc của bạn về pháp luật
Căn cứ theo tinh thần của Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rất rõ ràng về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của một phía như sau:
- Vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ hoặc người thân thích khác có quyền gửi yêu cầu Tòa án tiến hành việc giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể tư duy, nhận thức hay làm chủ được hành vi, nhận thức của mình, đồng thời cũng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ đã gây ra làm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến các yếu tố như tính mạng hoặc sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền đưa ra yêu cầu ly hôn trong trường hợp mà người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang tiến hành nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy dựa vào những căn cứ trên theo tinh thần của Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 thì bạn hoàn toàn có thể soạn đơn và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn trong trường hợp vợ không chịu ký đơn ly hôn. Tuy nhiên trường hợp mà vợ bạn đang mang thai hoặc đang tiến hành việc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì bạn không được phép yêu cầu giải quyết ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ và bé.
Nguyên tắc để giải quyết, xem xét ly hôn theo yêu cầu của 1 phía được quy định tại khoản 1 của điều 56 luật hôn nhân và gia đình của năm 2014:
Theo tinh thần của quy định trên, Tòa án sẽ xem xét để tiến hành giải quyết đơn phương ly hôn theo một trong các căn cứ sau: đời sống hôn nhân hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống thường ngày chung vợ chồng không thể kéo dài thêm được nữa, mục đích của cuộc hôn nhân không thể đạt được. Tức là giữa vợ chồng đã có nhiều cãi vã sâu sắc, mâu thuẫn sâu săc đến mức độ mà vợ chồng không thể chịu đựng được và sống với nhau nữa, quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại được nữa, sự tan vỡ của cuộc hôn nhân và ly tản của hạnh phúc gia đình là không thể tránh khỏi.
Như vậy có thể đưa ra kết luận cụ thể đối với trường hợp của bạn là việc vợ bạn ký hay không ký vào đơn yêu cầu ly hôn không quan trọng. Bạn vẫn có thể tiến hành nộp đơn xin ly hôn để yêu cầu tòa án giải quyết. Khi giải quyết đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế, thực tại của hai vợ chồng để đưa phán quyết, tức là lý do để đưa đến quyết định xin ly hôn phải xác đáng cho thấy mục đích của cuộc hôn nhân và hạnh phúc của gia đình giữa hai bên là không đạt được.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng nếu vợ bạn đang thuộc trường hợp là có thai, sinh con hoặc đang tiến hành nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn không có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của 1 bên, hay nói cách khác trong trường hợp này thì Tòa án sẽ không chấp nhận, thụ lý, giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề vợ không chịu ký đơn ly hôn mà chúng tôi đã giải quyết và tư vấn cho 1 bạn khách hàng, hy vọng nó giúp ích cho bạn đọc. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài Tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 để được giải đáp chi tiết nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> 4 điều cần cần nhắc trước khi quyết định ly hôn
=> Luật sư DFC giải đáp khi ly hôn con 4 tuổi ở với ai?
=> Luật sư DFC chia sẻ những kinh nghiệm giành quyền nuôi con
LS. Lê Minh Công