Nhiều trường hợp vợ chồng nộp đơn ly hôn nhưng lại tự giải quyết mâu thuẫn và không muốn ly hôn nữa. Vậy thủ tục xin rút đơn ly hôn như thế nào?
Xem thêm: Chồng ngoại tình đòi ly hôn - Quyền ly hôn khi người chồng ngoại tình
Tư vấn thủ tục xin rút đơn ly hôn
Câu hỏi tư vấn: Kính chào Luật sư, tôi có vấn đề pháp lý cần luật sư giải đáp giúp tôi, tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm hiện nay tôi đang mang thai tháng thứ sáu nhưng trước đấy phát hiện chồng ngoại tình với người khác nên tôi đã nộp đơn xin ly hôn lên tòa hai chúng tôi sinh sống mặc sự can ngăn của bố mẹ và sự níu kéo của anh ta.
Nhưng giờ tôi lại muốn rút đơn do tôi đang bụng đau dạ chửa khó khăn trong việc đi lại nên tôi tạm thời muốn rút đơn ly hôn về thì sau có được khởi kiện lại không? Và nếu rút đơn khởi kiện tôi có thể nhờ bạn thân đi làm hộ mình được không? Mong luật sư sớm giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin tư vấn đến Công ty Luật DFC, vấn đề này của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin được trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì rút đơn khởi kiện là một quyền của của người khởi kiện và có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn tố tụng nhưng tùy từng giai đoạn sẽ có cách thức rút đơn khác nhau, cụ thể:
- Thứ nhất nếu rút đơn khởi kiện trước khi thụ lý vụ án thì Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện.
- Thứ hai nếu rút đơn khởi kiện sau khi Tòa thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện và hồ sơ chứng cứ, chứng minh.
- Thứ ba nếu rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và nếu bị đơn nhất trí thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án cũng như trả lại đơn khởi kiện, hồ sơ chứng cứ, chứng minh.
Như vậy trường hợp này của chị sẽ căn cứ theo việc Tòa đã ra thông báo thụ lý vụ án hay chưa mà hậu quả của việc rút đơn khởi kiện sẽ khác nhau. Lưu ý là nếu rút đơn khởi kiện sau khi Tòa thụ lý thì chị sẽ không được trả lại mức tạm ứng án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Trường hợp chị không thể tự mình đi rút đơn khởi kiện chị có thể ủy quyền bằng giấy cho bên thứ ba thực hiện hộ mình, lưu ý giấy ủy quyền phải có chữ ký của chị và được chứng thực tại cơ sở công chứng hay tại ủy ban nhân xã/phường.
Nếu chị ủy quyền cho người thân như bố, mẹ thì không nhất thiết phải chứng thực chữ ký chỉ cần mang kèm văn bản chứng minh quan hệ nhân thân với người ủy quyền như giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu là được.
Theo điểm b khoản 3, Điều 192, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu xin ly hôn, do đó chị hoàn toàn có thể đợi đến khi sinh đẻ xong sức khỏe ổn định khi đó tiến hành khởi kiện lại vẫn hoàn toàn chấp nhận được.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư của Công ty Luật DFC xoay quanh vấn đề thủ tục xin rút đơn ly hôn tại Tòa, nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn hôn nhân 19006512 để được chuyên viên tư vấn của tôi hướng dẫn và giải đáp cụ thể và chi tiết nhất.
Bài viết liên quan:
Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói
Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
LS. Lê Minh Công.