Tôi muốn ly hôn không cần hòa giải có được không?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:59 - 29/10/2020

Khi đã có quyết định ly hôn, thông thường hai vợ chồng sẽ muốn thủ tục ly hôn được giải quyết nhanh chóng. Nhưng hầu hết các cuộc ly hôn đều yêu cầu hòa giải. Vậy thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?

Nếu quý khách co nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn vui lòng liên hệ 19006512 để được luật sư của DFC tư vấn.

Xem thêm: Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?

 


Tôi muốn ly hôn không cần hòa giải có được không?

1. Việc áp dụng hòa giải ở cơ sở trong các vụ việc ly hôn căn cứ theo

(i) Điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở quy định hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với: “c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; …ly hôn;

(ii) Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về khuyến khích hòa giải ở cơ sở quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Như vậy, hòa giải là một thủ tục thông thường trong các vụ án

Khi ly hôn các đương sự có cần hòa giải hay không thì cần xét quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự thì:

 “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”

Tòa án chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự, giúp các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan tới các tranh chấp, tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc, nếu nội dung thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Tòa án không được can thiệp vào thỏa thuận của các đương sự, đồng thời Tòa án cũng không để các đương sự biết trước về phương hướng giải quyết vụ án nếu phải đưa ra xét xử nhằm đảm bảo cho các đương sự thực sự tự nguyện khi hòa giải.

----------

Hỏi: Tôi đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn? Tôi thấy việc ly hôn cần hòa giải mất nhiều thời gian. Tôi muốn ly hôn không cần hòa giải có được không?

Luật sư tư vấn: Để thuận tiện cho các đương sự trong việc giải quyết vụ án, pháp luật cũng có quy định về các trường hợp không tiến hành hòa giải được nhằm giúp các đương sự giải quyết tranh chấp được nhanh chóng thuận lợi hơn.

2. Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 quy định trường hợp không tiến hành hòa giải được là trường hợp: “Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt”. Do đó, khi Tòa án triệu tập hòa giải đến lần thứ hai mà họ vẫn cố tình vắng mặt có nghĩa là họ không có thiện chí muốn hòa giải và việc tiếp tục triệu tập hòa giải cho đến khi có mặt đầy đủ của các đương sự chỉ là sự lãng phí thời gian dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy trong trường hợp này, Tòa án sẽ lập biên bản về việc vụ án không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai, trường hợp đương sự là vợ hoặc trồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án cũng không tiến hành hòa giải được. Bởi hòa giải là sự thỏa thuận của chính các đương sự cho nên khi một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà quan hệ tranh chap là quan hệ gắn liền với nhân thân của đương sự đó thì sẽ không tiến hành hòa giải được. Trường hợp nàu Tòa án không tiến hành hòa giải mà sẽ xét xử trên cơ sở chứng cứ của hồ sơ.

Thứ ba, thủ tục hòa giải trên thực tế, có ý kiến cho rằng đây là thủ tục cứng nhắc, không cần thiết bởi nhiều vụ có tính chất phức tạp, các đương sự tranh chấp, mâu thuẫn quyết liệt, không yêu cầu tiến hành hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Do đó, quy định tại điều 207 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp “khi một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải”. Việc quy định này thể hiện tính linh hoạt của thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa, đồng thời thể hiện việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, đây chính là cơ sở của hòa giải. Khi có một bên không muốn hòa giải thì việc họ đề nghị không tiến hành hòa giải ngay từ đầu sẽ làm rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

Như vậy, những trường hợp trên là những trường hợp không hòa giải được vì việc hòa giải cũng không đạt kết quả và mục đích của hòa giải. Theo đó tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử theo quy định pháp luật. Trong các trường hợp trên bạn có thể yêu cầu Tòa án không hòa giải để giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng hơn.

3. Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Như đã nói trên, việc hòa giải trong hôn nhân không phải là thủ tục bắt buộc, nhà nước chỉ khuyến khích các bên hòa giải. Trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn không mong muốn hòa giải vì hòa giải sẽ mất nhiều thời gian có thể gửi đơn đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải và giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng theo quy định pháp luật.

4. Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.................., ngày......tháng......năm .........

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)

Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..……….

Tôi là: ………………………………………………………………………………

Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………

CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:… …… do ………cấp ngày ……

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………

Tôi là (1) .…… trong vụ án ly hôn giữa ……………………………………….

Hiện nay, do (2) .…………………………………………………………………

nên tôi nhất định phải ly hôn với (3) …………………………….

Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là (3)……………………………………………… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.

Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Nêu tư cách của người làm đơn đề nghị. Là nguyên đơn, bị đơn…

(2) Trình bày lý do yêu cầu không hòa giải khi giải quyết ly hôn nên muốn nhanh chóng được ly hôn với đối phương. Lý do trình phải phải thuyết phục và có căn cứ rõ ràng.

Ví dụ:

- Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, vợ/chồng nhiều lần vắng mặt.

- Trong quá trình chờ giải quyết ly hôn, chồng tôi vẫn nhiều lần đánh đập, tìm sang nhà mẹ tôi để chì chiết, nhiếc móc gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và cuộc sống của tôi.

- Trong thời gian chờ giải quyết ly hôn, vợ tôi nhiều lần lôi con gái của chúng tôi để đe dọa, ép buộc tôi phải đưa tiền……

(3) Tên hoặc tư cách của người còn lại – người không yêu cầu hòa giải.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.